Hibiscus L. là một chi của bộ Hibisceae, thuộc họ Malvaceae (Borssum-Waalkes, 1966). Chi này có khoảng 300 loài mọc ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Chúng có thể là dạng cây thân gỗ nhỏ hay thân bụi hoặc thân thảo. Hibiscus rosa-sinensis L. từ lâu đã được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, các đảo ở Thái Bình Dương và hiện là một trong những loại cây bụi được trồng rộng rãi nhất ở khắp các vùng nhiệt đới với mục đích làm cây cảnh trang trí (Kimbrough, 1997). Loài này cũng là một loại cây trong trong chậu rất quan trọng ở châu Âu, Hoa Kỳ và các nước khu vực ôn đới khác, nơi nhiệt độ không xuống dưới 12°C. Hibiscus rosa-sinensis, còn được gọi là Hoa hồng Trung Quốc (Rose of China) là dạng cây bụi thân gỗ có hoa sặc sỡ với nhiều biến thể về hình dạng và màu sắc hoa. Hoa có kích thước khác nhau, tùy thuộc vào giống và có thể là dạng cánh đơn hoặc kép. Có tới 75 dạng hoa của loài này đã được ghi nhận (Sharma & Sharma, 1962). Về mặt tế" bào học, loài này có bộ nhiễm sắc thể dạng đa bội và dị bội cao (Singh & Khoshoo, 1989), thường được nhân giống bằng phương pháp nhân vô tính.
Ở Việt Nam, dâm bụt cũng là loài cây cảnh rất thông dụng, được trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt cao: nắng nóng, mưa bão... Hoa dâm bụt ở nước ta chủ yếu thuộc loài Hibiscus rosa sinensis, hoa có màu đỏ tươi, nhị và vòi nhụy dài. Tuy nhiên hiện nay, ở một số vùng trồng cây cảnh lớn như Đà Lạt, Hà Nội, Hưng Yên... cũng có trồng một số giống dâm bụt hoa lớn, màu sắc rực rỡ như màu hong, cam, vàng, trắng. và có cả dạng hoa cánh kép.
Cây hoa dâm bụt có nhiều lợi ích, như cánh hoa được sử dụng làm thuốc nhuộm tự nhiên cho thực phẩm và đồ uống (Oktiarni & cs., 2013); cánh hoa cũng chứa các khoáng chấ't, vitamin C và các chất chống oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe con người (Ahad & cs., 2011; Raduan & cs., 2013; Meena & cs., 2014; Zubairi & Jaies, 2014). Ngoài ra, Hibiscus được sử dụng như một thành phần của các sản phẩm công nghiệp, biểu tượng tôn giáo và khu vực ở một số quốc gia (Magdalita & cs., 2011). Mặc dù là cây trồng làm cảnh rất phổ biến nhưng cho đến nay có rất ít các tài liệu trong nước công bố các dữ liệu phân tích về đa dạng hình thái nguồn gen cây hoa dâm bụt ở nước ta. Chính vậy, việc nghiên cứu, đánh giá về các đặc điểm thực vật học của tập đoàn cây hoa dâm bụt thu thập trong nước nhằm tạo nguồn cơ sở dữ liệu cho các nhà nghiên cứu cũng như người sản xuất và người tiêu dùng là rất cần thiết.
Phương pháp xét nghiệm PCR được sử dụng rộng rãi để nhân các đoạn DNA đặc hiệu, phương pháp này cũng được xác nhận là nhạy và ít tốn kém so với các phương pháp như real-time PCR, giải trình tự đoạn DNA, có thể sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm thông thường, không yêu cầu cơ sở vật chất đặc biệt. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp PCR để xây dựng và phát triển quy trình nhận diện chính xác ba loại thịt (bò, lợn và gà) ở dạng sống và xử lý nhiệt (tổng 30 mẫu). Bộ mồi được thiết kế mồi xuôi dùng chung cho ba loài và mồi ngược chuyên biệt cho từng loài. Kết quả cho thấy DNA đã được nhân đoạn thành công với các băng có kích thước 274, 398 và 227bp (tương ứng đặc trưng cho loài bò, lợn, gà), đồng thời nghiên cứu này có thể nhận diện được đoạn DNA đặc trưng của từng loài ở mẫu riêng lẻ và mẫu trộn hai và ba loại thịt đại diện cho hai và ba loài khác nhau có thể phát hiện ở nồng độ DNA là 0,16 ng/µl.
Đánh giá đặc điểm hình thái của 24 mẫu giống hoa dâm bụt có sự đa dạng tương đối lớn, đặc biệt là về kích thước, kiểu hình và màu sắc hoa cũng như về hình dạng và kích thước lá.
Kết quả phân tích đa dạng di truyền bằng 12 chỉ thị hình thái ở mức tương đồng 0,55, các mẫu giống được chia thành 05 nhóm. Phân tích bằng chỉ thị phân tử ở mức độ tương đồng 0,64, các mẫu giống được chia thành ba nhóm.
Phân tích mối quan hệ di truyền của tập đoàn dâm bụt thu thập bằng 9 mồi SSR và ISSR cho thây tất cả các alen đều là alen đa hình, trung bình mỗi chỉ thị cho 3,67 alen đa hình. Giá trị PIC đạt trung bình là 0,277. Như vậy, các mẫu dâm bụt thu thập được khá đa dạng về nguồn gen. So với kết quả phân loại dựa trên các đặc điểm hình thái lá và hoa thì sự phân nhóm cây di truyền dựa trên các chỉ thị phân tử không thể hiện được sự tương đồng về hình thái giữa các mẫu giống trong cùng một nhóm.
|