Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (02/06/2024) ]
Tối ưu phương pháp và xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng sắt, đồng, kẻm trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
Nghiên cứu: “Tối ưu phương pháp và xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng sắt, đồng, kẻm trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.” do nhóm tác giả: Đặng Thúy Nhung, Bùi Thị Bích, Vũ Việt Anh, Vũ Thị Ngân - Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện

Trong tự nhiên có 26 trong 90 nguyên tố được coi là cần thiết vói đời sống động vật, trong đó 15 nguyên tố vi lượng giữ vai trò quan trọng đối với động vật như: Fe, Cu, Zn, Mn, Ni, Se, I,...

(Underwood, 1977). Đặc biệt, các nguyên tố vi lượng như: Fe, Cu, Zn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi như: tạo máu, sinh sản, biệt hóa, ổn định màng tế bào, sinh tổng hợp protein... Việc thiếu hay thừa các nguyên tố vi lượng này trong khẩu

phần thức ăn có thể gây ra hậu quả không mong muốn như: giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, cơ thể phát triển không bình thường, khả năng sinh sản kém, vô sinh... đặc biệt đồng (Cu) và kẽm (Zn) cũng là hai nguyên tô' kim loại nặng, nếu vượt ngưỡng cho phép có thể gây ảnh hưỏng nghiêm trọng trên vật nuôi (Đặng Thuý Nhung & cs., 2019) và con người (Taylor & cs., 2020). Các loại thức ăn dùng phổ biến cho vật nuôi như: ngô, cám gạo, cám mì, bột cá, khô đậu tương... cũng có chứa các nguyên tố vi lượng, trong đó sắt (Fe) có hàm lượng cao nhất (từ vài chục đến hàng trăm ppm) sau đó đến đồng (Cu) và kẽm (Zn). Các nguyên tố vi lượng này có mặt trong thức ăn chăn nuôi có thể do sự phân bố ngẫu nhiên từ tự nhiên thông qua quá trình trồng trọt và chăn nuôi (đất, nước,...) (Ahmed & cs., 2014; Zhou & cs., 2020) hoặc do con người bổ sung trực tiếp chúng trong quá sản xuất thức ăn chăn nuôi với vai trò là các nguyên tô' khoáng vi lượng (Gougoulias & cs., 2014; Kabir & cs., 2019). Do vậy, hàm lượng các nguyên tô' vi lượng này trong các nguyên liệu và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cần thiết được phân tích, định lượng để giúp kiểm soát và điều chỉnh kịp thời nồng độ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đôì với từng loài vật nuôi, từng giai đoạn sinh trưỏng và phát triển khác nhau.

Hiện nay, phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) đang là phương pháp mang tính ưu việt nhất để xác định hàm lượng các nguyên tô' vi lượng trong môi trường và thức ăn chăn nuôi (TCVN 1537: 2007; Subrahmanyam, 2007; Đặng Thị Thu Hà, 2015). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm ứng dụng và phát triển kỹ thuật phân tích này trong điều kiện trang thiết bị tại cơ sở nghiên cứu, đồng thời xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Zn trong thức ăn chăn nuôi hiện đang được sử dụng phổ biến ỏ nước ta.

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá phương pháp sử dụng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng Fe, Cu, Zn trong nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi. Nghiên cứu đã sử dụng hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS, xây dựng đường chuẩn nồng độ chất phân tích, khảo sát các điều kiện nguyên tử hóa, đo phổ của các nguyên tố phân tích, đồng thời phân tích hàm lượng Fe, Cu và Zn trong một số nguyên liệu thức ăn và thức ăn hỗn hợp hiện đang được sử dụng ở một số địa phương. Các thí nghiệm đã tối ưu hóa được các điều kiện đo máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), xác định được các khoảng tuyến tính, xây dựng đường chuẩn, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng đối với Fe, Cu và Zn. Trên cơ sở các điều kiện đã xác định được, 18 loại nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng và protein, 11 loại thức ăn thô xanh, 14 loại thức ăn hỗn hợp cho lợn, 15 loại thức ăn hỗn hợp cho gà, 7 loại thức ăn hỗn hợp cho vịt và 2 loại thức ăn hỗn hợp cho bò đã được phân tích. Tuy nhiên, các mẫu thức ăn hỗn hợp dùng cho lợn, gà và bò đều vượt nhu cầu dinh dưỡng của Hiệp hội các cơ quan Kiểm soát Thức ăn Chăn nuôi Hoa Kỳ (AAFCO).

ntdinh
Theo Tạp chí khoa học và nông nghiệp, số 1/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu mới  
 
Một số loài có thể phù hợp với tương lai nóng hơn
Một số loài có thể có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu tốt hơn so với suy nghĩ của chúng ta trước đây. Đó là bởi vì những loài này đã thay đổi rất ít kể từ thời kỳ ấm áp cuối cùng trên Trái đất.


 
Sáng kiến mới  
 
 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->