Xây dựng [ Đăng ngày (26/05/2024) ]
Sử dụng cát mịn vùng đồng bằng sông Cửu Long để chế tạo gạch bê tông phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị
Hai nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Giao thông vận tải (phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh) đã công bố một nghiên cứu về việc sử dụng cát mịn vùng đồng bằng sông Cửu Long để chế tạo gạch bê tông phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Đây được xem là một nghiên cứu vừa mang tính ứng dụng cao vừa có khả năng đảm bảo tính bền vững trong phát triển ngành xây dựng.

Ở nước ta, việc chế tạo bê tông xi măng được chủ yếu dùng loại cát thô (là cát có mô - đun độ lớn từ 2.0 đến 3.3). Tuy nhiên nguồn cát thô này chỉ tập trung ở một số nơi trên các sông suối nên vấn đề khai thác vận chuyển cát thô từ nguồn đến công trình rất khó khăn, tốn kém.
Bên cạnh đó vấn đề khai thác cát thô với trữ lượng lớn đã dẫn đến lượng cát thô ở nước ta đang suy giảm đáng kể và có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó, cát mịn sông suối lại có hầu hết ở các nơi với trữ lượng tương đối lớn nên việc nghiên cứu sử dụng cát mịn thay cát thô để chế tạo bê tông xi măng có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề giảm giá thành, đảm bảo tiến độ thi công, giảm khó khăn trong khai thác vận chuyển đến các vùng không có cát thô mà không làm cạn kiệt tài nguyên, bảo sự phát triển bền vững trong xây dựng.
Mặt khác, đa số vỉa hè đường phố ở khu đô thị lát bằng các loại gạch bê tông đã được sử dụng nhiều ở Châu Âu, Châu Mỹ, mang lại những lợi nhuận đáng kể trong xây dựng. Ở Việt Nam, gạch bê tông có nhu cầu nhiều đặc biệt là đối với các thành phố lớn. Vì vậy, ứng dụng kết quả nghiên cứu sử dụng cát mịn vùng đồng bằng sông Cửu Long để chế tạo gạch bê tông phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng và đảm bảo tính bền vững trong sự phát triển của ngành.

Sau khi tiến hành nghiên cứu, nhóm các nhà nghiên cứu dựa trên các tiêu chí như độ cứng của hỗn hợp bê tông, cường độ chịu nén, cường độ kéo khi ép chẻ và độ mài mòn của bê tông, nhón các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng: cát mịn có mô - đun độ lớn nhỏ hơn 2.0,  có trữ lượng lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể chế tạo được bê tông cường độ nén lớn hơn 50 MPa để làm gạch bê tông cho các công trình xây dựng hạ tầng đô thị. Với hàm lượng cát mịn thay thế từ 0%, 50%, 75% đến 100% so với khối lượng cốt liệu dùng cho bê tông gạch tự chèn thì cường độ nén ở 28 ngày tuổi giảm từ 70 xuống còn 57 MPa; cường độ nén kéo theo ép chẻ giảm dần đến 6,2 đến 4,2 MPa; độ chống mài mòn cũng giảm tương ứng. Nghiên cứu đề xuất tỉ lệ trộn phối phù hợp của bê tông là 50% cát mịn đồng bằng sông Cửu Long và 50% cát nghiền để đáp ứng đồng thời các tiêu chí về độ bền, cường độ, độ mài mòn và giá thành.

hthtam
Theo Tạp chí Vật liệu và Xây dựng Số 02, năm 2021
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->