Cơ khí [ Đăng ngày (26/05/2024) ]
LILAMA10 – Lắp đặt thành công Rotor máy phát tại Dự án Điện Nhơn Trạch 4: Bước tiến quan trọng trong Dự án điện Quốc Gia.
Đội công trình điện Nhơn Trạch 3&4, thuộc Công ty cổ phần LILAMA 10, đã hoàn thành việc lắp đặt thành công Rotor máy phát tại Nhà máy điện Nhơn Trạch 4, nằm trong Khu công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Ông Đinh An Thuyên - Chỉ huy trưởng Đội công trình điện Nhơn Trạch 3&4 thuộc Công ty cổ phần LILAMA 10 đã chia sẻ: "Máy phát điện tại Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 được cung cấp bởi OEM GE, mang mã hiệu W88, xuất xứ từ Ba Lan, với công suất 892 MVA và trọng lượng 453,6 tấn. Máy phát dài: 11,89 m, chiều rộng: 4,86 m, chiều cao: 4,92 m đã được tiến hành lắp đặt thành công bởi Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam - CTCP và Công ty cổ phần LILAMA 10 phối hợp cùng Chủ đầu tư, vào ngày 28 tháng 12 năm 2023. Rotor máy phát mới được lắp đặt thành công ngày 24/4/2024 có công suất 750 MW và trọng lượng 91,6 tấn, với kích thước dài 16,66 mét."

Sự thành công này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến độ của dự án mà còn góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tiến độ phát điện thương mại (COD) của Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 vào quý II/2025.

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, là một dự án quan trọng với công suất 1.500 MW và tổng mức đầu tư lên đến 1,4 tỷ USD. Dự kiến khi hoạt động, nhà máy này sẽ bổ sung khoảng 9 tỷ kWh điện/năm cho hệ thống điện quốc gia. Đây là một phần của Quy hoạch Điện VII được Chính phủ giao cho Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư, với sự hợp tác của Samsung C&T Corporation và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam – CTCP là 2 đơn vị trong Liên danh tổng thầu. Công ty Cổ phần LILAMA 10, là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam - CTCP, đã chịu trách nhiệm lắp đặt trên nhiều vị trí mặt bằng trong dự án này.

Sự hoàn thành của việc lắp đặt Rotor máy phát tại Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 là một bước đi quan trọng, đồng thời là minh chứng cho sự chuyên nghiệp và nỗ lực không ngừng của các đơn vị liên quan, đưa dự án này gần hơn tới mục tiêu phục vụ cộng đồng và phát triển kinh tế đất nước.

Hải Dịu
Theo Cơ khí và Đời sống (tnttrang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->