Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (03/05/2024) ]
Xác định tính kháng sinh và đặc tính sinh học phân tử của vi khuẩn Escherichia coll sản sinh men extended Spectrum p-lactamase (ESBL) phân lập từ vịt
Nghiên cứu: “Xác định tính kháng sinh và đặc tính sinh học phân tử của vi khuẩn Escherichia coll sản sinh men extended Spectrum p-lactamase (ESBL) phân lập từ vịt” do nhóm tác giả: Hoàng Minh Đức, Cam Thị Thu Hà, Trần Thị Khánh Hòa, Hoàng Minh Sơn – Khoa thú y, học viện nông Việt Nam thực hiện.

Kháng kháng sinh (AMR) đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách 10 mối đe doạ hàng đầu ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và động vật trên toàn cầu. Tỷ lệ tử vong ở người do kháng kháng sinh dự kiến sẽ tăng lên con số là 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050 (Perestrelo & cs., 2023). Tại các nước đang phát triển, nguyên nhân chính có thể là do việc sử

dụng kháng sinh tràn lan, thiếu các biện pháp kiểm soát trong phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng ở người cũng như ở động vật dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh có xu hướng gia tăng và trở thành mối nguy tiềm ẩn đối với sức khoẻ cộng đồng (Aarestrup & cs., 2008; Van & cs., 2008) khi vi khuẩn kháng kháng sinh truyền sang người qua việc tiêu thụ thực phẩm hay tiếp xúc trực tiếp với động vật, chất thải chăn nuôi, môi trường bị nhiễm (Na & cs., 2019).

Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) chủ yếu sống hội sinh trong đường ruột của động vật máu nóng, do đó được sử dụng như một vi khuẩn chỉ điểm AMR ở vật nuôi (Catry & cs., 2003). Vi khuẩn E. coli là một trong những mối quan tâm hàng đầu do khả năng tích trữ và lan truyền các gen kháng kháng sinh (Poirel & cs.,. 0 vi khuẩn này, khả năng kháng kháng sinh được hình thành thông qua đột biến, truyền dọc hoặc truyền ngang bằng cách thu nhận các gen kháng kháng sinh thông qua plasmid (Liu & Pop, 2009). Việc sử dụng không theo chỉ định (kéo dài hoặc rút ngắn thời gian điều trị) và không kiểm soát các thuốc kháng sinh nhóm 0-lactam để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn E. coli hay những vi khuẩn khác thuộc họ Enterobacteriaceae dẫn đến gia tăng tần suất lưu hành của gen mã hoá men beta lactam hoạt phổ rộng (ESBL) (AbdelRahman & cs., 2020). E. coli sản sinh ESBL có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh, đặc biệt là nhóm cephalosporins thế hệ thứ 2, 3, 4 được WHO liệt kê vào danh sách “Kháng sinh cực kỳ quan trọng”, vì nhóm kháng sinh này ưu tiên để điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram âm đa kháng gây bệnh trên người (Bradford, 2001; World Health Organization,. Trong những năm gần đây, tình trạng đa kháng của vi khuẩn E. coli có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các chủng sản sinh men ESBL đã được phát hiện trên người và động vật tại nhiều quốc gia, tạo ra thách thức lớn trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong cả nhân y và thú y (Le & cs., 2015; Nguyen & cs., 2020; Sheng & cs., 2013).

Vi khuẩn E. coli kháng kháng sinh có thể dễ dàng lây sang người và vật nuôi khác thông qua chuỗi thức ăn (Ma & cs., 2012). Thịt và trứng vịt là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng như protein, một số vitamin và khoáng chất, do đó đây cũng là những thực phẩm được sử dụng phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, việc tiêu thụ các loại thực phẩm từ vịt mang vi khuẩn E. coli kháng kháng sinh có thể mang lại hiểm hoạ đối với sức khoẻ người tiêu dùng (Adzitey, 2012; Adzitey & cs., 2013). Ngoài ra vịt có thể bài thải vi khuẩn kháng kháng sinh ra ngoài môi trường đất, nước từ đó gián tiếp xâm nhiễm vào cơ thể con người. Khả năng kháng kháng sinh của các chủng E. coli sản sinh men ESBL ở lợn, gà và gia súc đã được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây, tuy nhiên đến nay việc nghiên cứu các chủng E. coli mang gen mã hóa ESBL trên vịt vẫn chưa được chú trọng (Ewers & cs., 2012; Le & cs., 2015; Ma & cs., 2012). Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ nhiễm, tính kháng kháng sinh, kiểu hình và kiểu gen mã hóa ESBL của vi khuẩn E. coli phân lập từ vịt; từ đó, cung cấp thêm thông tin, dữ liệu về tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh trên vật nuôi và đưa ra chiến lược phòng chống kháng kháng sinh trong bối cảnh hiện nay

Tổng 20 chủng E. coli sản sinh men ESBL được phân lập từ vịt. Các chủng này kháng với hầu hết các kháng sinh được sử dụng phổ) biến và thường xuyên trên vật nuôi, đặc biệt là nhóm p-lactam. Mặt dù vậy, các chủng E. coli này vẫn còn nhạy cảm với cefoxitin và meropenem. Tất cả các chủng phân lập được là các chủng đa kháng và mang gen mã hoá men ESBL với kiêu hình blaTEM, blaCTx-M-1, blaCTx-M-9, blaTEM + blaCTX_M_1. Việc nghiên cứu về khả năng kháng của các chủng vi khuẩn phân lập từ vịt cần được chú trọng. Bởi vịt sinh sống trong môi trường ao, hồ, sông, ngòi, nguy cơ lây nhiễm ra nguồn nước và hơn nữa có thể truyền lây sang người thông qua chuỗi thức ăn.

ntdinh
Theo Theo tạp chí khoa học và nông nghiệp, số 4/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->