Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (03/05/2024) ]
Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đèn led đến sinh trưởng, sinh lý và năng suất của xà lách sồi xanh (GREEN OAKLEAF - Lactuca sativa var. crispa)
Nghiên cứu: “Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đèn led đến sinh trưởng, sinh lý và năng suất của xà lách sồi xanh (GREEN OAKLEAF - Lactuca sativa var. crispa)” do nhóm tác giả : Vũ Ngọc Lan, Trần Anh Tuấn - Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Ánh sáng là yếu tố môi trường có khả năng được kiểm soát cùng với điều kiện ngoại cảnh khác như nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng... trong sản xuất nông nghiệp. Sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây với các mục đích khác nhau ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế" giới cũng như ở Việt Nam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng cũng như điều khiển ra hoa, ra quả trái vụ. Ngoài những nguồn sáng truyền thống như đèn sợi đốt, đèn halogen, đèn natri cao áp, đèn huỳnh quang thì hiện nay công nghệ chiếu sáng bằng đèn LED đang dần chiếm ưu thế" với những tính năng và ưu điểm vượt trội (Xu, 2019; Pattison & cs., 2018). Khi sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây trồng rất cần lưu ý đến bước sóng (phổ), cường độ (chất lượng) và đúng giai đoạn chiếu sáng. Trong những năm gần đây, nghiên cứu trong nước đã đạt được một số kết quả nhất định về sử dụng ánh sáng đèn LED cho cây trồng như làm tăng năng suất cây cải bó xôi gấp hai lần, đồng thời tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất (Nguyen Thi Phuong Dung & cs., 2021; Nguyen & cs., 2019, Nguyen Thi Phuong Dung & cs.,, tăng năng suất của xà lách trồng thủy canh (Phan Ngọc Nhí & cs., 2019; Phan Ngọc Nhí & cs., 2016; Nguyễn Thị Thủy & cs., 2019), tăng năng suất và ức chế" ra hoa cây rau tía tô xanh (Nguyễn Quang Thạch & cs., 2017). Tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của cường độ ánh sáng khi phối hợp ánh sáng đỏ và xanh lam. Trong khi đó, ánh sáng xanh lá cây cũng có vai trò tích cực với cây trồng. Ánh sáng xanh lá cây tham gia vào quá trình quang hợp thông qua protein tiếp nhận sắc tố quang hợp như phytochromes và cryptochromes, vì vậy nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cây. Có dẫn chứng cho rằng nó có vai trò quan trọng trong sự hấp thụ ánh sáng tương tự như ánh sáng xanh lam (Cui & cs., 2009, Bantis & cs., 2018). Ánh sáng màu xanh lam và màu đỏ được hấp thụ hiệu quả gần bề mặt, trong khi ánh sáng xanh lá cây góp phần nhiều hơn vào quá trình quang hợp ở các lớp sâu hơn của lá, bởi làm giảm hiệu ứng tiêu cực tiềm ẩn bởi gradient ánh sáng bên trong lá (Brodersen & Vogelmann, 2010). Những nghiên cứu mới đây về chiếu sáng bổ sung các tỉ lệ khác nhau của ánh sáng xanh lá cây cho cây xà lách cũng đã được nghiên cứu (Nakonechnaya & cs.,nhưng lại chưa đề cập đến các cường độ khác nhau khi sử dụng phổ ánh sáng này.

Trồng rau trong nhà bằng phương pháp thủy canh kết hợp sử dụng đèn LED sẽ tận dụng được không gian, cung cấp rau tươi cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh đó còn mang lại tính thẩm mỹ, giải trí và đặc biệt còn cải thiện, nâng cấp môi trường sống cho người tăng gia. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về việc sử dụng ánh sáng đèn LED cho cây rau trồng trong nhà chưa nhiều. Trước hiện trạng việc canh tác các loại rau ăn lá hằng ngày không an toàn do đất, nước tưới còn tồn dư quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, đạm hóa học, các chất kích thích sinh trưởng... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người (Trần Thị Ba & cs., 2016). Trong khi đó, rau xà lách đã là một thực phẩm được ưa thích trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình và thường được sử dụng tươi sống, làm các món trộn, salat. Rau xà lách ăn tươi giàu dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe. Trong rau xà lách có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng gồm: năng lượng, carbohydrate, nước, chất đạm, chất xơ, chất béo; ngoài ra còn có rất nhiều loại vitamin (A, C, E, K), cùng khoáng chất, chất điện giải quan trọng như: sắt, mangan, đồng, canxi, magie, kali (Shi & cs., 2022). Ăn rau xà lách hằng ngày không chỉ tốt cho sức khỏe con người mà xà lách còn được lựa chọn là thực phẩm trong các chế độ ăn kiêng, giảm cân... Trước những lợi ích mà rau xà lách mang lại và nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đèn LED trong trồng rau bằng phương pháp thủy canh thì vấn đề nghiên cứu cường độ chiếu sáng của đèn LED cho rau xà lách trồng thủy canh nhằm tối ưu hóa điện năng, nâng cao năng suất, chất lượng cây rau xà lách trồng trong nhà là điều rất cần thiết.

Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm ra cường độ ánh sáng đèn LED tối ưu trồng rau xà lách sồi xanh thủy canh, góp phần đảm bảo cung cấp nguồn rau an toàn cho người sử dụng.

Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm ra cường độ ánh sáng đèn LED tối ưu trồng rau xà lách sồi xanh thủy canh trong nhà, góp phần đảm bảo cung cấp nguồn rau an toàn cho người sử dụng và tối ưu hóa điện năng tiêu thụ. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) và 3 lần lặp lại. Đánh giá ảnh hưởng của 4 cường độ ánh sáng (90, 130, 160, 190 pmol.m'2s'1) chiếu bởi đèn LED (Light Emitting Diode), chứa ánh sáng phổ đỏ, xanh lam và xanh lá cây (tỉ lệ quang phổ: R660/B450/G550 = 57/17/26) đến sinh trưởng, sinh lý và năng suất cây xà lách sồi xanh trên hệ thống thủy canh hồi lưu đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, chiều cao cây, số lá, hàm lượng sắc tố quang hợp, diện tích lá, độ dày lá, các thông số về cấu trúc rễ, độ Brix và năng suất tăng khi cường độ ánh sáng tăng. So sánh giữa các cường độ ánh sáng, cường độ 190 pmol.m'V cho các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất (2,692 kg/m2) của cây xà lách sồi xanh đạt giá trị cao nhất.

ntdinh
Theo Tạp chí khoa học và nông nghiệp, số 4/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->