Đặt catheter vào trong lòng mạch khi người bệnh nằm điều trị trong bệnh viện là một thao tác thường gặp trong chăm sóc, chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Đây là một kĩ thuật xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Do vậy, quá trình thực hiện quy trình này, từ chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, kĩ thuật vô khuẩn người bệnh, kĩ thuật đặt, che phủ và chăm sóc sau đặt, phải tuyệt đối vô khuẩn. Nếu quá trình thực hiện không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc vô khuẩn, có thể đưa các tác nhân gây bệnh vào ngay vị trí đặt sau đó vào dòng máu, dẫn đến sự tụ tập vi khuẩn trong và ngoài lòng mạch, hậu quả là gây nhiễm khuẩn huyết. Mỗi năm, Mĩ có hơn 150 triệu catheter được đặt vào trong lòng mạch nhằm đưa thuốc, dịch các loại, máu và các sản phẩm của máu, dinh dưỡng ngoài đường tiêu hoá, theo dõi huyết động và lọc máu.
Tại Việt Nam, nghiên cứu nhiễm khuẩn huyết ở khoa hồi sức tích cực sơ sinh trên người bệnh có đặt catheter cho thấy tần suất là 7,5 ca/1.000 ngày điều trị, chi phí ở những trẻ có nhiễm khuẩn huyết cao hơn nhiều so với trẻ không có nhiễm khuẩn huyết, ngày điều trị kéo dài thêm đến 8 ngày. Tại các nước đang phát triển, hằng năm có khoảng 1,6 tỉ mũi tiêm, trong đó có 50% mũi tiêm chưa đạt đủ các tiêu chuẩn cần thiết cho một mũi tiêm an toàn. Tỉ lệ viêm tĩnh mạch chiếm tỉ lệ tương đối cao. Tại Phòng Hồi sức ngoại, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, việc đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi thường quy cho các bệnh nhân sau hậu phẫu đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc và giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân đạt hiệu quả. Do đó, nghiên cứu này thực hiện với hai mục tiêu: xác định tỉ lệ viêm tĩnh mạch sau đặt kim luồn và xác định các yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch sau đặt kim luồn.
Thang điểm Baxter được xây dựng bởi Donal Baxter vào năm 1988 để đánh giá tình trạng viêm tĩnh mạch. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng thang điểm Baxter để đánh giá tình trạng viêm tĩnh mạch.
Tại Thái Lan năm 1995, tỉ lệ viêm tĩnh mạch là 6,2%, tỉ lệ viêm tĩnh mạch là 26%, tỉ lệ viêm tĩnh mạch khoảng 11,09%, trong đó chủ yếu là độ 1 và 2.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm truyền là thủ thuật phổ biến trên toàn thế giới. Trong một năm, trung bình mỗi người nhận tới 1,5 mũi tiêm. Tại các nước đang phát triển, hằng năm có khoảng 1,6 tỉ mũi tiêm, trong đó, 50% mũi tiêm chưa đạt đủ các tiêu chuẩn cần thiết cho một mũi tiêm an toàn. Đồng thời, 95% mũi tiêm được thực hiện tiêm truyền với mục đích điều trị, 3% mũi tiêm là tiêm chủng, 1% mũi tiêm được sử dụng trong truyền máu và các chế phẩm về máu.
Thang điểm Baxter
Khảo sát tỉ lệ viêm tại chỗ do đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên tại Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Tim Mạch An Giang cho thấy tỉ lệ viêm là 8%, chiếm 2,8% số catheter được đặt và hầu hết xảy ra trong thời gian lưu 72 giờ của kim luồn đầu tiên. Các yếu tố có liên quan đến viêm tĩnh mạch là tác nhân hóa học thuốc, dịch truyền gây kích thích, tác nhân cơ học chất liệu, kích cỡ catheter, vị trí đặt và tác nhân nhiễm trùng.
Vị trí đặt catheter chủ yếu tập trung ở chi trên (93%) do đa số người bệnh được đặt catheter tĩnh mạch chi trên, nhưng nếu tính theo tỉ lệ viêm tĩnh mạch hoặc vị trí đặt thì chi trên 7,8%, chi dưới 12,5%.
Nghiên cứu về đánh giá tình trạng viêm tĩnh mạch sau đặt kim luồn bằng thang điểm Baxter tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2013 cho thấy tỉ lệ viêm tĩnh mạch là 50,52%, tỉ lệ viêm chủ yếu tập trung ở độ I (33,7%). Nhóm tuổi > 60 có tỉ lệ viêm tĩnh mạch cao nhất (52,6%), nam có tỉ lệ viêm tĩnh mạch cao hơn nữ (51,2% so với 45,8%). Những bệnh có chẩn đoán bệnh tiểu đường có tỉ lệ viêm cao hơn (61,3%). Tỉ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại biên tỉ lệ thuận với số lần đặt kim trên cùng một người bệnh. Nếu đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại biên > 3 lần thì tỉ lệ viêm tĩnh mạch chiếm 46,3%, đặt lần đầu tiên tỉ lệ viêm tĩnh mạch chiếm 26,8%. Tỉ lệ viêm tĩnh mạch theo vị trí lưu kim như cẳng tay chiếm 53,9%, bàn tay chiếm 52,8%, cổ tay và đùi chiếm 50%, cẳng chân và bàn chân chiếm 44,4%, khuỷu tay chiếm 37,5%, cánh tay chiếm 33,3%. Dung dịch ưu trương gây ra tỉ lệ viêm tĩnh mạch cao nhất là 79,7%, tiêm truyền kháng sinh tỉ lệ viêm tĩnh mạch 41,5%, dung dịch đẳng trương có tỉ lệ viêm tĩnh mạch 41,3%. Tỉ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên tỉ lệ thuận với thời gian lưu kim, đặc biệt thời gian lưu kim > 96 giờ có tỉ lệ viêm > 80%. Số kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được lưu trên chi trên có tỉ lệ viêm cao hơn chi dưới 52,2%.
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Bệnh nhân được đặt lưu kim luồn BBraun tĩnh mạch ngoại biên ≥ 24 giờ tại Phòng Hồi sức ngoại, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Toàn bộ bệnh nhân có đặt kim luồn BBraun tĩnh mạch ngoại biên ≥ 24 giờ.
Tiêu chuẩn loại trừ: Kim luồn được đặt từ khoa khác chuyển đến và không phải của BBraun. Thời gian và địa điểm: Từ tháng 4/2020 đến tháng 10/2020 tại Phòng Hồi sức ngoại, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.
Tỉ lệ viêm tĩnh mạch chiếm 26,7%. Trong đó, đối với những bệnh nhân lưu kim > 5 ngày, tỉ lệ viêm tĩnh mạch chiếm 53,8% và từ 1 – 2 ngày chiếm tỉ lệ 32,1%.
Nhóm tuổi > 60 có liên quan đến viêm tĩnh mạch (35,0%) và cao hơn so với các nhóm khác. Nhóm bệnh kèm theo như bệnh lí đái tháo đường có tỉ lệ viêm 40,7%. Tỉ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại biên tỉ lệ thuận với thời gian đặt kim trên cùng một người bệnh.
Kim luồn tĩnh mạch ngoại vi được lưu trên chi dưới có tỉ lệ viêm cao hơn chi trên: đứng đầu là vị trí cẳng chân và bàn chân 58,1%. Sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Điều dưỡng cần tăng cường công tác chăm sóc và theo dõi bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch kèm theo, những vị trí lưu kim luồn có nguy cơ gây nhiễm trùng, đồng thời cập nhật các quy trình mới để chăm sóc bệnh nhân giảm thiểu tình trạng viêm tĩnh mạch sau đặt kim luồn đến mức thấp nhất có thể, đặc biệt cần phải làm đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. |