Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (30/03/2024) ]
Xác định Salmonella typhimurium gây bệnh thương hàn ở vịt đẻ nuôi tại xã Phụng Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội
Nghiên cứu: “Xác định Salmonella typhimurium gây bệnh thương hàn ở vịt đẻ nuôi tại xã Phụng Thượng, Phúc Thọ , Hà Nội” do nhóm tác giả: Trương Hà Thái, Vũ Thị Thu Trà, Cam Thị Thu Hà - Khoa thú y, học viện nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Salmonella là vi khuẩn thuộc họ Enterobacteríaceae, có khoảng hơn 2.600 serovar đã được ghi nhận trên thế giới (Coburn & cs., 2007; Guibourdenche & cs., 2010). Bệnh do vi khuẩn Salmonella spp. gây ra được biết đến là bệnh truyền lây từ động vật sang người khá phổ biến và quan trọng, gây ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe cộng đồng (Liu & cs., 2011). Người có thể mắc bệnh do ăn phải thức ăn bị nhiễm Salmonella spp. như thịt, trứng... (Bailey 2020). Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), khoảng 20% các sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm, thủy cầm trên thế giới nhiễm Salmonella spp., mầm bệnh có thể tồn tại một thời gian dài trên các loại sản phẩm động vật do chúng có khả năng hình thành biofilm trên bề mặt (Vestby & cs., 2009). Hiện tượng nhiễm Salmonella spp. ở vịt khá phổ) biến, chúng có thể truyền dọc từ vịt mẹ sang vịt con thông qua trứng hoặc và truyền ngang thông qua người chăm sóc, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển... (Wang & cs., 2020).S.typhimurium được khẳng định gây bệnh cho vịt, chúng thường xuyên được phát hiện trên vịt và sản phẩm từ loài vật này (Cha & cs., 2013; Yoon & cs., 2014). 0 Việt Nam, những nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella gây bệnh trên vịt được công bố từ rất sớm. Trần Xuân Hạnh & cs. (1998) cho biết, tỷ lệ nhiễm trên vịt đẻ, vịt con, phôi trứng vịt chết và vịt con mới nở trên các mẫu được lấy từ các hộ chăn nuôi vịt tại Long An, thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng phụ cận lần lượt là 8,8%; 24,7%; 31,7% và 64,8%. Một số nghiên cứu tiếp theo cho biết vi khuẩn có vai trò quan trọng gây ra các vấn đề sức khỏe của đàn vịt như giảm tăng trọng, giảm sản lượng trứng, tăng tỷ lệ phôi chết khi ấp nở, tăng tỷ lệ chết của vịt con trong giai đoạn úm. (Nguyễn Thị Chinh & cs., 2010; Nguyễn Đức Hiền & Phạm Thị Như Thảo, 2012). Hiện nay, các loại kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và khống chế bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, trong dự phòng và điều trị bệnh đã và đang diễn ra trong nhiều thập kỷ qua là một trong những nguyên nhân chính tạo ra các chủng Salmonella kháng thuốc (Osterblad & cs., 2001; Cully, 2014). Để có thêm những thông tin về bệnh do Salmonella gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu xác định vi khuẩn S. typhimurium gây bệnh thương hàn ở các đàn vịt nuôi tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội và kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được, từ đó làm cơ sở cho các biện pháp can thiệp và lựa chọn kháng sinh điều trị bệnh này trên thực địa.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định vi khuẩn Salmonella typhimurium (S. typhimurium) gây bệnh thương hàn (salmonellosis) trên đàn vịt đẻ tại xã Phụng Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội. Tổng số 32 hộ chăn nuôi vịt được lựa chọn dựa trên tiêu chí về quy mô chăn nuôi và phương thức chăn nuôi. Trong quá trình mổ khám 44 vịt nghi mắc bệnh thương hàn, có 33 vịt có bệnh tích đại thể đặc trưng của bệnh. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu gan (15 mẫu), lách (11 mẫu) và buồng trứng (7 mẫu) của 33 vịt này, bên cạnh đó, 15 mẫu lòng đỏ trứng dị hình cũng được thu thập để phân lập và định danh vi khuẩn bằng phản ứng PCR. Kết quả cho thấy, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn S. typhimurium ở mẫu gan cao nhất (60,0%), tiếp đến là lách (54,5%), buồng trứng (42,9%) và thấp nhất là lòng đỏ trứng dị hình (40,0%). Bằng phương pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu, đã xác định được 24 chủng vi khuẩn S. typhimurium. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh cho thấy các chủng vi khuẩn mẫn cảm với colistin (100%), tiếp đến là doxycycline (79,2%), gentamicin (70,8%). Các kháng sinh còn lại gồm amoxicillin, ampicillin, neomycin có mức độ mẫn cảm trung bình hoặc bị kháng bởi các chủng vi khuẩn phân lập được.

Đã phân lập được 24 chủng Salmonella spp. gây bệnh thương hàn từ các mẫu gan, lách, buồng trứng và trứng dị hình được thu thập từ các đàn vịt đẻ nuôi tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Kết quả định danh bằng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu cho thây tâ't cả các chủng đều là S. typhimurium. Các chủng typhimurium phân lập được mẫn cảm với các loại kháng sinh như colistin, doxycycline và gentamicin, kết quả này có thể được ứng dụng trong điều trị bệnh thương hàn ở vịt trên địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, để hạn chế" sự lưu hành của Salmonella, các trang trại cần thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh khử trùng, định kỳ kiểm tra phát hiện và loại bỏ vịt bệnh nhằm hạn chế sự lây lan mầm bệnh.

ntdinh
Theo Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam, số 2/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->