Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (30/03/2024) ]
Ảnh hưởng của bổ sung hỗn hợp thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng, lượng khí thải và vi khuẩn Clostridium pertringens trong phân lợn giai đoạn từ 30-60kg
Nghiên cứu: “Ảnh hưởng của bổ sung hỗn hợp thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng, lượng khí thải và vi khuẩn Clostridium pertringens trong phân lợn giai đoạn từ 30-60kg” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Văn Duy, Vũ Đình Tôn –Khoa chăn nuôi, học viện Nông nghiệp Việt Nam; Nguyễn Thị Trang, Hoàng Minh Đức – Khoa thú y, học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.

Hiện nay những nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hạn chế tác động gây ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi là nhiệm vụ quan trọng và luôn được ưu tiên. Trong những năm qua, thảo dược được sử dụng như chất bổ sung trong khẩu phần ăn nhằm cải thiện khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của vật nuôi. Theo Mirzaei-Aghsaghali (2012) thảo dược như quế, hồi, cỏ xạ hương có tác dụng kích thích tính thèm ăn và cải thiện khả năng tiêu hoá của vật nuôi.

Theo Liang & cs. (2009) bổ sung sản phẩm chiết xuất từ quế vào khẩu phần ăn có thể cải thiện phát thải khí NH3 và H2S bằng cách giảm tốc độ phân hủy urê và sinh ra sulfua hòa tan. Cũng theo Dilawar & cs. (2019), bổ sung chất chiết từ húng quế (Mentha Arvensis) trong khẩu phần ăn đã cải thiện khả năng sinh trưởng và làm giảm lượng phát thải khí H2S và NH3 từ phân gà. Ớ Việt Nam, hồi, quế" và hoàn ngọc được trồng phổ’ biến hoặc mọc dại (đơn kim). Các loại thảo dược này đã được một số' nhà khoa học trên thế" giới nghiên cứu để bổ’ sung vào thức ăn và nước uống cho vật nuôi. Memon & cs. (2020) nghiên cứu ảnh hưởng của đơn kim đến sức khoẻ đường ruột của gà nhiễm bệnh cầu trùng. Shahrajabian & cs. (2020) nghiên cứu sử dụng tinh dầu hồi trong kháng khuẩn và chống nấm trong điều trị bệnh hen, cúm.

Ớ nước ta, đã có một số' nghiên cứu về sản phẩm chiết xuất từ thảo dược bổ’ sung vào khẩu phần ăn cho lợn nhằm thay thế" kháng sinh. Lã Văn Kính & cs. (2015) nghiên cứu về bổ sung cao chiết xuất từ xạ can, bọ mắm, dâu tằm và quế vào khẩu phần ăn cho lợn thịt làm giảm tỉ lệ mắc bệnh hội chứng đường hô hấp ở lợn. Phạm Sỹ Tiệp & Nguyên Văn Bình (2008) sử dụng hỗn hợp thảo dược gồm mạch nha, sơn tra, thần khúc, sử quân tử, xa tiền, ngưu tất bổ sung vào khẩu phần ăn đã cải thiện khả năng sinh trưởng của lợn choai ở giai đoạn từ 20-50kg. Hiện nay chưa có nghiên cứu về bổ sung hỗn hợp thảo dược dạng bột gồm đơn kim, hoàn ngọc, hồi và quế vào khẩu phần ăn cho lợn giai đoạn từ 30-60kg nhằm làm giảm lượng khí thải và vi khuẩn C. perfringens trong phân lợn. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung hỗn hợp thảo dược dạng bột gồm đơn kim, hoàn ngọc, hồi và quế vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng, lượng khí NH3, H2S và vi khuẩn C. perfringens trong phân lợn giai đoạn từ 30-60kg.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung hỗn hợp thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng, phát thải khí NH3, H2S và lượng vi khuẩn Clostridium perfringens (C. perfingens) trong phân lợn giai đoạn từ 30-60kg. Thí nghiệm gồm lô đối chứng không bổ sung thảo dược và hai lô bổ sung hỗn hợp thảo dược với hai mức khác nhau là 15g hoặc 20g cho 1kg thức ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung mức 15 và 20g hỗn hợp thảo dược vào khẩu phần ăn đã cải thiện tốc độ sinh trưởng lần lượt 11,67% và 13,45% so với lô đối chứng. Sau 28 ngày, hàm lượng khí NH3 phát thải từ phân lợn ở lô thí nghiệm 1 (TD1) và lô thí nghiệm 2 (TD2) đã giảm lần lượt là 51,58% và 49,47% và hàm lượng H2S ở lô TD1 và TD2 đã giảm lần lượt 13,92% và 51,03% so với lô đối chứng. Sau 28 ngày thí nghiệm, số lượng vi khuẩn C. perfringens ở lô TD1 và TD2 giảm lần lượt 23,17% và 27,35% so với lô ĐC. Bổ sung hỗn hợp thảo dược ở mức 20g trong 1kg thức ăn có tác dụng giảm phát thải khí H2S và giảm số lượng vi khuẩn C. perfringens trong phân lợn tốt hơn mức bổ sung 15g thảo dược trong 1 kg thức ăn.

ntdinh
Theo Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam số 3/2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->