Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (30/03/2024) ]
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, biện pháp cắt tỉa và giữ ẩm đến năng suất, chất lượng giống lê Văn Bàn tại Lào Cai
Nghiên cứu được nhóm tác giả Nguyễn Huy Đức, Vũ Ngọc Lan, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Phương Dung thực hiện.

Cây lê Văn Bàn của tỉnh Lào Cai là cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn huyện, đang có nguy cơ xói mòn nguồn gen quý do lối canh tác truyền thống của người dân miền núi. Nhằm khai thác hiệu quả và phát triển bền vững giống lê này, 3 thí nghiệm đã được tiến hành, bao gồm (1) Nghiên cứu các công thức bón phân tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng giống lê Văn Bàn; (2) Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cắt tỉa kết hợp vin cành tới năng suất, chất lượng giống lê; (3) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biệ đất đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống lê Văn Bàn.

Lê (Pyrus communis L.) là loại trái cây được đánh giá cao và được trồng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương thế giới, tổng sản lượng lê thế giới ước tính vào năm 2020 là 23.109.219 tấn, giảm 4,8% so với 24.279.481 tấn vào năm 2019. Các nước ở khu vực châu Á, châu Âu và châu Mỹ là khu vưc được trổng lê nhiều nhất. Trong đó, Trung Quốc cho đến nay là nước có sản xuất lẻ lớn nhất, chiếm hơn hai lần so với phần còn lại của các nước khác trên thế giới cộng lại (khoảng 70%). Loại cây ăn quả này được trồng nhiều do có giá trị sử dụng cao, ngoài việc dùng làm trái ăn tươi còn có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khắc, do chúng có chứa hàm lượng lớn chất chuyển hóa sơ cấp và thứ cấp rất quan trọng và có lợi sức khỏe con người.

Ở nước ta, cây lê được trồng ở vùng cao thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó có một số huyện miền núi của tỉnh Lào Cai như SaPa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn_ Tại huyện Văn Bàn, có một giống lê đã tổn tại ở đây trên 100 năm, có khả năng ra hoa đậu quả rất tốt. Người dán địa phương gọi là giống lê Văn Bàn. Lê Văn Bàn có thể đạt năng suất 150-200 kg/cày với cây chiết 8-4 năm tuổi, thịt quả có vị ngọt mát, mùi thơm đặc trưng và thời gian bảo quả lâu. UBND huyện Văn Bàn đã có định hướng phát triển giống lê Văn Bàn trở thành một sản phẩm OCOP của huyện.

Tuy nhiên, giống lê Văn Bàn không được quan tâm chú ý trong một khoảng thời gian đài. cùng với lối canh tác theo kiếu khai thác tiềm năng tự nhiên của ngưới dăn miền núi nên nhiều vướn lẻ bị giá cổi, ra hoa không ổn định, chất lượng, mẫu mã có chiều hướng giảm sút. Điều này dẫn đến nguy cơ bị xói mòn mất đi nguồn gen quý, một giống cây ăn quả đặc sản địa phương. Nhằm bảo tồn phát triển hiệu quả và bền vững giống lê Văn Bàn, nâng cao thu nhập cho người dẫn địa phương, việc nghiên cứu các biêu pháp kỹ thuật chăm sóc giống là này là rất cần thiết.

Kết quả nghiên cứu 1.200 kg/ha phân NPK tổng hợp Việt Nhật (15: 15: 15 + TE) cho tỷ lệ đậu quả cao (4,47%); quả to năng suất cao (213,9 kg/cây). Cắt tỉa cành 3 lần trong năm kết hợp với vin cành một lần cho tỷ quả/cây và năng suất cao nhất, tỷ lệ đậu quả đạt 4,73%, kích thước quả đạt 349,9 g/quả, năng suấ 190,3 kg/cây. Biện pháp giữ ẩm tối ựu nhất là tủ gốc bằng xác thực vật vào đất, kết hợp bón chất giữ lượng 0,1 kg/cây. Bón phân và giữ ẩm như trên đã làm tăng chất lượng quả (tăng hàm lượng chất kh số, độ Brix và hàm lượng vitamin C) của giồng lê Văn Bàn.

ntqnhu
Theo Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số 3, năm 2024
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->