Sức khỏe [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phàn hóa học câu ba chạc (euodia lepta(spreng.) merr., họ cam (rutaceae) thu hái tại Đà Nẳng
Nghiên cứu do tác giả Huỳnh Minh Đạo, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Nguyễn Thị Thúy Liểu, Trịnh Thị Quỳnh-Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng nghiên cứu nhằm phân tích đặc điểm thực vật và thành phàn hóa học câu ba chạc (euodia lepta(spreng.) merr., họ cam (rutaceae) thu hái tại Đà Nẳng.

Cây Ba chạc (Euodia lepta  (Spreng.) Merr.) còn có tên Chè đắng, Chè cỏ, Dầu dấu ba lá… được dùng trong dân gian với mục đích chữa ghẻ, mụn nhọt, lở  ngứa, chốc đầu, trị  phong thấp, đau nhức gân xương… Theo báo cáo của Phan Xuân Thiệu (2007), hàm lượng tinh dầu trong  lá  cây  Ba  chạc  ở  Nghệ  An  là  0,05%  với  thành  phần  chính  là  β-Ocimene  (35,1%), limonen (5,78%)  tại Đà Nẵng, chưa có công bố dữ liệu về mặt thực vật, hoá học và tinh dầu của cây Ba chạc. Đối tượng nghiên cứu loài Ba chạc có tên khoa học  Euodia lepta  (Spreng.) Merr., họ  Cam (Rutaceae). Thời gian thu hái: Tháng 3-6/2020 tại núi Sơn Trà, Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu Điều tra thu thập, xử lý mẫu vật và thông tin: Thu thập và làm mẫu khô, khảo sát sơ bộ thành phần hóa học: Chiết xuất bột dược liệu bằng các dung môi có độ phân cực khác nhau, thực hiện các phản ứng hóa học đặc trưng của các nhóm chất, Phương pháp xác định tên khoa học: Thu thập mẫu có đầy đủ các bộ phận. Áp dụng phương pháp so sánh hình thái, đối chiếu với tài liệu để xác định chính xác loài. Kết quả lá và rễ có chứa alkaloid, tinh dầu, flavonoid, coumarin, saponin, steroid, acid hữu cơ, đường khử, tinh bột... Hàm lượng tinh dầu trong lá Ba chạc là 0,097% (v/w) với 40 hợp chất được xác định (99,06%), với thành phần chính là  β-citronellal (16,73%), β-citronellol (13,93%), D-Limonene (12,12%).

Đặc điểm thân, lá, hoa, quả, hạt, cấu tạo giải phẫu rễ, thân, lá và đặc điểm bột rễ, thân, lá của cây Ba chạc đã được mô tả và lưu giữ hình ảnh. Trong lá Ba chạc có chứa alkaloid, tinh dầu, flavonoid, coumarin, saponin, sterol, acid hữu cơ, đường khử;  trong rễ Ba chạc có chứa alcaloid, tinh dầu, flavonoid, coumarin, saponin, sterol, acid hữu cơ, đường khử, tinh bột. Tinh dầu lá có hàm lượng 0,097%, màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, có mùi đặc trưng  của  họ  cam  có  42  hợp  chất  được  xác  định  với  thành  phần  chính   là  β-citronellal (16,73%), β-citronellol (13,93%), D-Limonene (12,12%).

ltnanh
Theo Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, Số 58/2023
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Dinh dưỡng  
   
Tư vấn  
   
Khỏe đẹp  
 


 

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->