Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Vũ Hoàng Phượng, Trần Thanh Tú, Nguyễn Thị Thu Thảo, Bùi Thị Ngọc Hà, Huỳnh Thị Thanh Tuyết, Trần Lê Hiếu Giang, Đỗ Minh Tuấn, Huỳnh Đăng Khoa thuộc Trường Đại học Công nghiệp thực phầm TP.HCM và Trường đại học Quốc tế, Đại học Quốc Gia TP.HCM .Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí khoa học tài nguyên và môi trường, Số 45 (3/2023): 121 – 134.
|
Cùng chung xu thế phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, công thêm sự phát triển của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch,… dẫn đến mức sống của người dân ngày càng cao. Song song với điều này, các vấn đề nghiêm trọng về môi trường đang xảy ra ở các đô thị lớn mà chất thải sinh hoạt (rác thải) là nguyên nhân chính. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2019, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh 44.400 tấn/ngày và đến năm 2019 là 64.658 tấn/ngày. Trong đó, chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp chiếm 71%, tại các nhà máy ủ phân compost chiếm 16%; Xử lý bằng phương đốt chiếm 11%,... Hiện nay, công nghệ sử dụng chủ yếu là phương pháp chôn lấp trong khi quỹ đất dành cho hoạt này đã không còn ,công nghệ compost và đốt rác vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả lớn về kinh tế và môi trường. Song song với việc phát triển ở khu vực đô thị thì các công ty chế biến, sản xuất nông sản cũng phát triển rất nhanh để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Thanh long là một loại trái cây đặc trưng của tỉnh Bình Thuận có tiềm năng giá trị kinh tế vô cùng lớn. Hiện tại diện tích trồng thanh long tại tỉnh là 34.000 ha, sản lượng đạt hàng năm là 520.000 tấn. Vỏ hay là cùi thanh long, chiếm khoảng 22 – 44% tổng khối lượng của quả, đứng sau quả sâu riêng, mít và chanh dây. Năm 2018, sản lượng thanh long đạt hơn 1 triệu tấn, dựa vào phần trăm khối lượng vỏ thanh long cho thấy khối lượng chất thải vỏ thanh long phát sinh là 220.000 – 440.000. Đặc biệt hơn trong giai đoạn COVID-19 thì vấn đề xuất khẩu càng gặp nhiều khó khăn. Nhằm tận dụng những giá trị từ thanh long tại các cơ sở kinh doanh đã chuyển đổi từ thanh long tươi sang chế biến sấy khô, ép lấy nước hoặc chế biến khác như bánh mì thanh long,… Khi số lượng các doanh nghiệp chế biến thanh long xuất hiện càng nhiều thì chất thải vỏ thanh long càng lớn. Nếu không được xử lý đúng cách và hợp lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ruồi lính đen là loại côn trùng thuộc họ Stratiomyidae, tộc Hermetia, loài H. illucens. Ruồi đen được sử dụng ấu trùng ruồi đen làm thức ăn cho chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản và xử lý chất thải trong nông nghiệp, làng nghề,…
Ấu trùng Ruồi Lính Đen được ví như một bộ máy lọc sinh học có thể xử lý các nguồn chất thải hữu cơ khác nhau. Nghiên cứu này ứng dụng ấu trùng Ruồi Lính Đen trong việc xử lý chất thải hữu cơ với các tỷ lệ phối trộn giữa vỏ thanh long và cám công nghiệp lần lượt là 95:5, 90:10, 85:15. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ấu trùng Ruồi Lính Đen có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong 3 môi trường cơ chất trên. Trong đó, tỉ lệ phối trộn 85:15 đạt hiệu suất xử lý cao nhất chiếm 71,89 % và 95:5 đạt hiệu suất thấp nhất chiếm 49,37 %. Đây có thể được đánh giá là một mô hình xử lý rác thải hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao với chi phí đầu tư thấp, giảm thiểu chất thải hữu cơ trước khi đem đi chôn lấp và dễ áp dụng với quy mô gia đình hoặc thôn xóm ở các khu vực nông thôn.. |