Tự nhiên [ Đăng ngày (29/05/2023) ]
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ pH và nguồn Carbon đến tăng trưởng hệ sợi đông trùng hạ thảo (Cordyceps Militaris Nbrc 9787) trong môi trường thạch
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Đàm Thị Hảo, Nguyễn Thị Kim Cúc, Bộ môn Công nghệ sinh, Trường Đại học Thủy Lợi, Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí khoa học tài nguyên và môi trường, Số 45 (3/2023): 12 – 20.

Nấm dược liệu từ lâu đã là một phần quan trọng trong nền văn minh của nhân loại, đặc biệt các loài trong giống Cordyceps được đánh giá cao do chứa nhiều hợp chất dược liệu. Đông trùng hạ thảo thuộc giống Cordyceps là một loại nấm dược liệu có phân bố rất hạn chế trong tự nhiên và được nuôi trồng trong điều kiện hoang dã. Gần đây, loại nấm này đang được nghiên cứu trồng trong môi trường nhân tạo. Nấm đông trùng hạ thảo là loại nấm kí sinh trên sâu non, nhộng hoặc sâu trưởng thành của một số loại côn trùng. Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 400 loài nấm đông trùng hạ thảo thuộc loài chi Cordyceps Nhưng chỉ có 2 loài được trú trọng nghiên cứu nhiều là Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris do chúng mang giá trị dược liệu cao.

Nấm Cordyceps militaris được tìm thấy ở vùng núi có độ cao 2000 – 3000m so với mực nước biển, phân bố rộng (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước trong khu vực Đông Nam Á). Nấm Cordyceps militaris có hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học cao cordycepin, manitol, axit amin, adenosine, superoxide dismutise và nhiều thành phần khác tương đương, thậm chí còn cao hơn của loài Cordyceps sinensis

Nấm đông trùng hạ thảo - (Cordyceps militaris NBRC 9787 - Nhật Bản) đã và đang được coi là một loại dược liệu cao cấp trong số các loại thảo dược. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của pH (4,0 - 4,5; 6,5 - 7,0; 8,5 - 9,0), nguồn carbon (Glucose và Saccarose) tới sinh khối và đường kính vòng nấm của môi trường thạch trong nhân nuôi giống đông trùng hạ thảo đã được nghiên cứu và đánh giá. Kết quả cho thấy, pH tốt nhất cho sinh trưởng của giống nấm đông trùng hạ thảo là pH ~ 6,5 -7,0. Ở điều kiện môi trường có pH ~ 4,0 - 4,5, hệ sợi nấm dường như không phát triển, chúng có thể phát triển ở pH ~ 8,5 - 9,0. Khi xem xét nguồn carbon, kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong kích thước vòng nấm và khối lượng hệ sợi nấm khi nuôi trồng trong môi trường bổ sung đường Glucose và đường Saccarose. Tuy nhiên, khi xem xét tính phổ dụng và giá thành của hai nguồn đường thì nguồn đường Glucose thường được sử dụng để nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo.





nhahuy
Theo Tạp chí khoa học tài nguyên và môi trường, Số 45 (3/2023): 12 – 20.
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Xã hội-Nhân văn  
   

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->