Tự nhiên [ Đăng ngày (05/10/2022) ]
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong nhân giống in vitro cây hoa lily (Lilium spp.)
Nghiên cứu do các tác giả Phạm Thị Thùy Trang đang công tác tại Khoa Kỹ thuật - Nông nghiệp, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum thực hiện.

Hoa lily được phát hiện từ khoảng năm 1750 trước Công nguyên, lily toát lên vẻ đẹp tinh khiết, hương thơm tao nhã. Hầu hết các loài lily được phân bố ở châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu, lily có rất nhiều loài khác nhau với những dạng hoa, màu sắc hoa rất phong phú và hấp dẫn. Ở Việt Nam hoa Lily là cây hoa quan trọng, có giá trị kinh tế cao, được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, giống hoa lily sản xuất ở Việt Nam chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, đa số giống hoa được nhập khẩu từ nước ngoài. Nhân giống hoa lily bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật là phương pháp nhân giống hiện đại và hiệu quả nhất để tạo củ giống chất lượng cao, đồng đều, sạch bệnh với số lượng lớn, ổn định, đồng nhất về mặt di truyền, đáp ứng mục đích sản xuất củ trên quy mô thương mại ở nhiều giống lily. Tuy nhiên, việc cấy truyền không thể tự động hóa do đó không mang lại hiệu suất và giá trị kinh tế cao. Phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch, mẫu cấy dễ nhiễm vi khuẩn, nấm, tỷ lệ cây non sống sót thấp, tiêu tốn một lượng lớn cơ chất, nhân công, thiết bị.

Trong nghiên cứu này, hoa lily được nhân giống in vitro thành công trên hệ thống ngập chìm tạm thời, sử dụng vật liệu ban đầu là mẫu vảy củ. Vật liệu được khử trùng trong 9 phút bằng dung dịch HgCl2 1‰. Vật liệu sạch nấm khuẩn được nuôi cấy trên hệ thống ngập chìm chứa môi trường MS có bổ sung đường 30 g/L BA 2 mg/L, NAA 0,5 mg/L.Khả năng tái sinh chồi cao nhất 83,89%. Kết quả nghiên cứu cho thấy số củ mới được tạo thành trên một mẫu là cao nhất (3,72 củ), thời gian ngập chìm 5 phút với chu kỳ ngập 6 giờ. Số rễ hình thành trên một mẫu là cao nhất (4,52 rễ), thời gian ngập chìm 3 phút với chu kỳ ngập 6 giờ. Kết quả cho thấy hoa lily sinh trưởng và phát triển tốt trên hệ thống ngập chìm tạm thời.

nttvy
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 57, Số 5B (2021)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu: “Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Trường Giang, Vũ Hùng Hải – Trường Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Nguyễn Hải Nam – Khoa phát triển nông thôn, Trường đại học Cần Thơ thực hiện.


Xã hội-Nhân văn  
 
Sự cần thiết dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ bước vào giai đoạn hình thành những kỹ năng cơ bản và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cũng như cảm xúc. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ không chỉ đơn thuần giúp trẻ biết cách vệ sinh cá nhân, ăn uống, hay sắp xếp đồ dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính tự lập, trách nhiệm, và sự tự tin. Đây là nền tảng cần thiết để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và thích nghi với môi trường xung quanh khi trưởng thành.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->