Phát triển xanh
[ Đăng ngày (05/10/2022) ]
|
Nghiên cứu dự đoán số hộ và thời gian chấp nhận mô hình trồng cây hoa Atiso đỏ tại xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
|
|
Nghiên cứu này áp dụng ADOPTđể xác định thời gian và số người chấp nhận trong cộng đồng khi các nhà nghiên cứu hay cán bộ khuyến nông triển khai một kỹ thuật hay một mô hình nông nghiệp mới, nghiên cứu trường hợp trong mô hình trồng cây hoa atisođỏ tại xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế để kiểm tra tính phù hợp khi áp dụng phương pháp ADOPTcũng như chứng minh vai trò tiềm năng của phương pháp này. Cây hoa atiso đỏ được đưa vào trồng ở xã Phong An từ năm 2017 với diện tích nhỏ. Tuy nhiên, cũng nhờ vào khả năng thích ứng của cây hoa atiso đỏ này mà người dân đã tự ý nhân rộng diện tích trồng. Cây hoa atiso đỏ được xem xét là một cây kinh tế mũi nhọn của xã Phong An trong cơ cấu phát triển nông nghiệp và các sản phẩm từ hoa atiso đang trong kế hoạch trở thành sản phẩm OCOP của huyện Phong Điền.
|
Nhằm dự đoán xem bao nhiêu người sẽ chấp nhận ở đỉnh điểm và thời gian bao lâu, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc rút ngắn thời gian chấp nhận và tăng tỷ lệ chấp nhận ở ngưỡng cho phép. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ chỉ ra các hướng để nâng cao giá trị của cây hoa atiso đỏ thông qua tổng hợp các giải pháp đề xuất từ phương pháp ADOPT. Điều này cung cấp thêm thông tin cho chính quyền địa phương, những đối tác đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, cũng như xây dựng kiến thức về quá trình áp dụng nhằm mục đích dẫn đến thay đổi trong đổi mới nông nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu tập trung vào (1) tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất hoa cây atiso tại xã Phong An; (2) dự đoán thời gian chấp nhận và số hộ chấp nhận mô hình sản xuất cây hoa atisođỏ trên địa bàn xã.
Để áp dụng các kỹ thuật hay các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các nhà nghiên cứu thường thực hiện rất nhiều thử nghiệm sâu về kỹ thuật trước khi đưa vào áp dụng. Nhưng để đảm bảo tính khả thi khi áp dụng các kỹ thuật đó vào thực tế thì việc dự đoán bao nhiêu người áp dụng và khoảng bao lâu sau người dân sẽ chấp nhận các kỹ thuật đó là một vấn đề hết sức quan trọng. Do vậy nghiên cứu được tiến hành với mục đích áp dụng phương pháp ADOPT để xác định và dự đoán được số người và thời gian chấp nhận mô hình nông nghiệp trong trường hợp mô hình trồng hoa Atisotại xã Phong An. Các phương pháp thu thập số liệu trong đề tài bao gồm: phỏng vấn hộ(n=77), phỏng vấn sâu (n=10), và thảo luận nhóm (n=2) các hộ trồng cây hoa atisođỏ. Số liệu nghiên cứu thu được từ quá trình điều tra được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel2019 và phân tích ADOPT. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sau thời gian 11,6 năm thì có tới 67% người chấp nhận hoàn toàn mô hình trồng cây hoa atiso đỏ.Để nâng cao số người và thời gian chấp nhận mô hình trồng cây hoa atiso đỏ của các nông hộ trên địa bàn xã, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về thu nhập, kỹ thuật, thị trường cũng như chính sách từ chính quyền địa phương
Phong An là một trong những xã có diện tích trồng cây hoa atiso đỏ lớn của huyện Phong Điền. Trong ba năm gần đây (2018-2020) cây hoa atiso đỏ đã được một số hộ nông dân trồng và diện tích tăng rất nhanh do sản phẩm hoa atisocó thị trường cũng như kỹ thuật trồng khá đơn giản. Các hộ nông dân ngày càng mởrộng diện tích sản xuất cây hoa atisođỏ và cây hoa atiso đỏ trở thành cây trồng phổ biến của các hộ nông dân. Tuy nhiên kĩ thuật chủ yếu áp dụng theo kinh nghiệm nên vẫn chưa có sự đồng bộ trong việc triển khai các kĩthuật mới trong trồng trọt phù hợp với các thay đổi về đất đai và khí hậu cũng như yêu cầu của thị trường. Theo kết quả phân tích dự đoán từ mô hình ADOPT, sau 11,6 năm thì có khoảng 67% người dân sẽ chấp nhận mô hình trồng cây hoa atiso đỏ vì các yếu tố lợi ích và lợi nhuận là động lực thay đổi và tăng tỉ lệ chấp nhận 100% và giảm số năm xuống thấp hơn thì ta phải tác động các yếu tố vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực. |
tnttrang
Theo tapchi.huaf.edu.vn (Tập 5(3)-2021) |