Tự nhiên [ Đăng ngày (05/10/2022) ]
Đánh giá thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của tinh dầu cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) trồng tại Việt Nam
Nghiên cứu do các tác giả Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Hiền, Trương Thị Chiên, Phan Xuân Bình Minh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Hoàng Quốc Chín, Vũ Xuân Tạo thực hiện.

Ảnh minh họa

Ngày nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên ngày càng tăng cao. Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật rất phong phú và đa dạng, nhiều loài thực vật được coi là nguồn dược liệu quý. Nghiên cứu, tìm kiếm và đánh giá các hoạt chất có hoạt tính sinh học từ thực vật là hướng nghiên cứu tiềm năng  trong việc tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người.

Trong đó, Bạc hà được coi là nguồn dược liệu quý, tiềm năng cho nghiên cứu các hoạt chất có hoạt tính sinh học nhằm phát triển các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe,  hiện đã được trồng nhiều tại Việt Nam, dùng làm nguyên liệu để sản xuất tinh dầu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của tinh dầu trong các mẫu Bạc hà trồng tại 3 tỉnh Thái Bình, Bình Thuận và An Giang. Kết quả cho thấy, hàm lượng tinh dầu trong các mẫu Bạc hà thu được từ 0.69 đến 0,84%. Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu Bạc hà bằng phương pháp sắc kí khí đã nhận diện được 29 chất với các thành phần và hàm lượng khác nhau giữa các mẫu tinh dầu, trong đó có methol và methone được xác định là 2 thành phần chính, tương ứng khoản 53,62-62,61% và 18,81%-21,06%. Đồng thời, các mẫu tinh dầu Bạc hà cũng được xác định đầu có hoạt tính chống oxy hóa in vitro được đánh thông qua khả năng dọn gốc tự do DPPH và hoạt tính kháng một số chủng vi khuẩn Staphyloccus, Bacillus subtilis, Escherichia coli. Trong đó, Bạc hà trồng tại Thái Bình có hàm lượng tinh dầu với thành phàn methol, menthone đạt cao nhất và biểu hiện hoạt tính sinh học cao nhất.

nttvy
Theo Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam số 12/2021
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu: “Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Trường Giang, Vũ Hùng Hải – Trường Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Nguyễn Hải Nam – Khoa phát triển nông thôn, Trường đại học Cần Thơ thực hiện.


Xã hội-Nhân văn  
 
Sự cần thiết dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ bước vào giai đoạn hình thành những kỹ năng cơ bản và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cũng như cảm xúc. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ không chỉ đơn thuần giúp trẻ biết cách vệ sinh cá nhân, ăn uống, hay sắp xếp đồ dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính tự lập, trách nhiệm, và sự tự tin. Đây là nền tảng cần thiết để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và thích nghi với môi trường xung quanh khi trưởng thành.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->