Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (05/10/2022) ]
Biện pháp kỹ thuật chống rét cho cá
Tình hình thời tiết phức tạp như rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng trực tiếp đến động vật nuôi thủy sản, đặc biệt là một số loài chịu rét kém như: cá rô phi, cá rô đồng, cá chim trắng, tôm càng xanh… Đề phòng hạn chế thiệt hại cho người nuôi thủy sản vào mùa đông thì cần một số biện pháp phòng chống rét.

- Trước khi vào thời điểm rét đậm cần cho cá ăn nhiều hơn, thức ăn giầu đạm, cho ăn theo nhu cầu, cá ăn no thì thôi vì khi trời lạnh, chúng ăn rất ít. Nếu không đủ sức đề kháng, thì khả năng chống chịu lại độ lạnh rất kém.

- Cá nuôi cho ăn vào những ngày ấm hoặc buổi trưa trời nắng, lượng cho ăn phải tùy thuộc vào sức ăn mà tăng hoặc giảm để cá khỏe mạnh, có khả năng chống rét.

- Thức ăn cho cá cần bổ sung các loại vitamin, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, tăng sứa đề kháng.

- Sử dụng máy sục khí để cung cấp o-xy và giúp tăng nhiệt độ nước ao/lồng. Hạn chế sử dụng quạt nước vào mùa đông khi nhiệt độ nước dưới 180C đối với nuôi cá ao.

- Mặt ao/lồng được che bằng nylon, bạt. Nuôi ao có thể thả bèo tây 2/3 diện tích ao về phía đông bắc để chắn gió.

1. Chống rét cho cá giống:

Để có cá giống chuẩn bị cho vụ cá nuôi đông xuân thì từ tháng 7 – 8, các trại sản xuất giống cá nước ngọt cần cho cá đẻ nhân tạo lần cuối để vào tháng 9, 10 có thể thu được cá hương và cá giống sử dụng cho việc lưu cá qua đông. Tăng sức chống rét cho cá cần phải cho cá giống ăn đảm bảo độ đạm từ 35 – 40% và có thể bổ sung thêm bột ngô. Đối với các trang trại sản xuất giống có hệ thống nâng nhiệt thì cần tẩy trùng sạch bể ương nuôi để đến tháng 12 bắt đầu cho cá vào bể lưu qua đông.

Những nơi không có điều kiện nâng nhiệt độ thì nâng mực nước lên từ 1,2– 1,5m, thả bèo 2/3 diện tích ao, dùng khung tre nứa để phủ bạt nilon che trên mặt ao, có thể thắp bóng điện sườn dưới cách mặt ao 20 – 30 cm, dùng gạch xếp dưới đáy ao tại các điểm sát bờ tạo chỗ trú rét cho cá.

2. Chống rét cho cá thịt

Đối với cỡ cá thu hoạch vào cuối năm chưa đạt kích cỡ thương phẩm có thể lọc riêng để lưu qua đông xuất bán vào đầu năm tới. Ao nuôi cá thịt qua đông tốt nhất có diện tích từ 500 – 1000 m2, cần có mực nước sâu từ 1.5 –2m, dùng các sọt nhồi rơm phun qua nước vôi cắm xuống ao, dùng gạch xếp xuống các khu vực đáy ao, khoét các hố sâu từ 30 – 50cm, đường kính 0.8 – 1m về phía cống thoát để cá vào trú đông, trên mặt ao làm khung tre hoặc nứa và phủ nilon, giữa bề mặt ao và nilon dùng các bóng điện để sưởi ấm cho cá khi nhiệt độ nước xuống dưới 100C. Thả bèo khoảng 1/3 – 2/3 diện tích ao. Ngoài việc nâng nhiệt cho ao nuôi, cần cho cá ăn và tăng sức đề kháng cho cá bằng việc trộn thêm Vitamin C. Khi những ngày có nắng sẽ bỏ túi nilon và cho cá ăn khi nhiệt độ lớn hơn 180C. Thời tiết mùa đông thường có rét đậm và mưa phùn kéo dài cá dễ bị mắc các bệnh nấm, ký sinh trùng nên cần tạt vôi bột từ 1– 2 kg cho 100m3 nước ao nuôi và trộn tỏi 1 – 2kg trên 10kg thức ăn cho cá ăn phòng bệnh.

dtnkhanh
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->