Ứng dụng [ Đăng ngày (10/08/2011) ]
Nghiên cứu ứng dụng vật liệu sinh học C-PEEK để chế tạo các dụng cụ cấy ghép (IMPLANT) trong phẫu thuật hàm, mặt
Hiện nay, trên thế giới, nhu cầu sử dụng các dụng cụ (implant) trong phẫu thuật răng, hàm, mặt là rất lớn. Sản phẩm cấy ghép (implant) trong lĩnh vực nha khoa được sử dụng các phương pháp phẫu thuật kết hợp xương hàm mặt bằng vật liệu sinh học gồm:

-         Kỹ thuật chỉnh hình răng đã mất cân bằng cấy ghép răng implant;

-         Kỹ thuật đặt vít neo chân răng implant trong quá trình nắn chỉnh răng áp dụng cho các bệnh nhân vị vẩu, móm, răng khấp khểnh

-         Kỹ thuật ghép xương hàm vi phẫu cho các bệnh nhân mất xương hàm do u ác tính hay u men xương

-         Phẫu thuật và trám xương mặt;

-         Phẫu thuật kết hợp gãy xương hàm mặt bằng nẹp vít.

Với mục tiêu là xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các dụng cụ cấy ghép bằng vật liệu C-PEEK sử dụng trong phẫu thuật xương hàm, mặt. Và chế thử các sản phẩm. Chủ nhiệm đề tài Đỗ Việt Hưng đã triển khai nội dung nghiên cứu đề tài và đã đạt được những mục tiêu nghiên cứu cụ thể như: Khảo sát, lựa chọn các loại dụng cụ trong phẫu thuật hàm mặt phù hợp với nhu cầu và khả năng ứng dụng của các bác sĩ ở Việt Nam; Nghiên cứu lựa chọn vật liệu và công nghệ thích hợp để chế tạo dụng cụ cấy ghép (implant) hàm mặt; Nghiên cứu thiết kế chế tạo khuôn ép sản phẩm theo công nghệ 3D; Chế tạo được số lượng dụng cụ cấy ghép hàm mặt: 10 bộ xương hàm dưới, 5 bộ xương hàm trên, 30 nẹp kết hợp xương mặt; 20 miếng vá trám xương mặt.

Đã thực hiện đánh giá tính tương thích sinh học (tính phù hợp mô) trên động vật (thỏ), các sản phẩm cấy ghép (implant) dùng trong phẫu thuật hàm mặt được chế tạo bằng vật liệu sinh học PEEK và C-PEEK. Đạt kết quả tốt.

Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 8369/2010) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn).

 

Nasati
Theo http://www.vista.vn (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->