Tự nhiên [ Đăng ngày (30/01/2021) ]
Đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn trên lúa do nấm Rhizoctonia Solani gây ra trong điều kiện nhà lưới của một số loại thuốc sinh học
Bệnh đốm vằn là một trong những đối tượng, phá hoại nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa nước của nước ta, gây thiệt hại nặng về năng suất, làm tổn hại đến môi trường và sức khỏe con người cùng với việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng liên tục một loại thuốc trừ bệnh ở một vùng có thể làm tác nhân gây bệnh quen thuốc và có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc.

Ảnh minh họa (internet)
Hiện nay, trên thị trường đang có nhiều loại thuốc được sản xuất để phòng trị bệnh đốm vằn cho lúa, bên cạnh các loại thuốc có hoạt chất hóa học cũng có nhiều sản phẩm có nguồn gốc sinh học phải kể đến như Validan 5SL (Vamidamycin A) và Tricô-ĐHCT là 2 loại thuốc sinh học được ưa chuộng hơn cả. Để xác định hiệu quả và thời điểm áp dụng 2 loại thuốc sinh học này trong phòng trị bệnh đốm vằn nên thí nghiệm “Đánh giá hiệu quả phòng trị bệnh đốm vằn trên lúa do nấm Rhizoctonia solani gây ra trong điều kiện nhà lưới của một số loại thuốc sinh học” được nhóm tác giả Lưu Bá Hòa và Hà Thị Thanh Tuyền (Đại học Kiên Giang)thực hiện.

Đề tài được thực hiện trong điều kiện Nhà lưới thuộc bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra thời điểm xử lý hiệu quả tốt cho hai loại thuốc sinh học (Validan 5SL và Tricô-ĐHCT) trong việc phòng và trị bệnh đốm vằn trên lúa. Kết quả cho thấy các thuốc sinh học (Validan 5SL và Tricô-ĐHCT) đều có hiệu quả quản lý bệnh đốm vằn trong điều kiện nhà lưới ở những thời điểm xử lý khác nhau. Trong đó, thuốc Validan 5SL ở biện pháp phun trước hoặc phun kết hợp trước + sau và thuốc Tricô-ĐHCT ở biện pháp phun kết hợp trước + sau cho hiệu quả phòng trị bệnh cao so với khi áp dụng 2 thuốc này ở các biện pháp xử lý khác.

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03 (Đại học Nam Cần Thơ).

Theo Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu: “Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Trường Giang, Vũ Hùng Hải – Trường Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Nguyễn Hải Nam – Khoa phát triển nông thôn, Trường đại học Cần Thơ thực hiện.


Xã hội-Nhân văn  
 
Sự cần thiết dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ bước vào giai đoạn hình thành những kỹ năng cơ bản và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cũng như cảm xúc. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ không chỉ đơn thuần giúp trẻ biết cách vệ sinh cá nhân, ăn uống, hay sắp xếp đồ dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính tự lập, trách nhiệm, và sự tự tin. Đây là nền tảng cần thiết để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và thích nghi với môi trường xung quanh khi trưởng thành.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->