Nông nghiệp [ Đăng ngày (10/09/2020) ]
Cam tươi lâu hơn nhờ dung dịch chitosan/PVA
Dung dịch chitosan kết hợp poly vinyl alcohol giúp kéo dài thời gian bảo quản cam gấp hai lần mà vẫn giữ được chất lượng của trái cam và giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch.

Chitosan (hình trên bên trái), PVA và dung dịch Chitosan/PVA

Sản phẩm này là kết quả của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng bảo quản quả cam sau thu hoạch bằng chitosan kết hợp poly vinyl alcohol”, do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao (AHRD) thực hiện.

ThS. Nguyễn Sĩ Ngọc, Chủ nhiệm đề tài, cho biết, chitosan là polymer sinh học có khả năng tạo màng và kháng vi khuẩn và nấm hiệu quả; còn poly vinyl alcohol (PVA) là polymer tổng hợp tan trong nước, phân hủy sinh học cao, và có tính chất cơ học tốt, nên được sử dụng trong nhiều ứng dụng vật liệu sinh học. Vì vậy, chitosan có thể kết hợp với PVA để tạo màng kháng khuẩn có độ dai, dẻo và bền, thay thế các chất bảo quản có nguồn gốc hóa học.

Đề tài đã phân lập 4 chủng nấm mốc Penicillum sp., Aspergillus niger, Rhiopus delemar, Colletotrichum sp. gây hư hỏng cam sau thu hoạch; đồng thời điều chế hỗn hợp chitosan/PVA có khả năng kháng tốt 4 chủng nấm trên. Hỗn hợp sau 3 tháng bảo quản vẫn có khả năng tạo màng tốt với kích thước hạt không đáng kể.


Thử nghiệm bảo quản cam bằng dung dịch Chitosan/PVA

Thử nghiệm xử lý bao màng với hỗn hợp chứa 1,15% chitosan và 0,39% PVA (tốt nhất ở thời gian nhúng cam trong dung dịch 4 phút) cho kết quả mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giảm tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch. Đồng thời, thời gian bảo quản cam cũng kéo dài gấp gần 2 lần so với cam đối chứng không sử dụng hỗn hợp chitosan/PVA. Theo ThS. Ngọc, chi phí sản xuất 100 lít hỗn hợp chitosan/PVA gần 2,8 triệu đồng, có thể dùng bảo quản 100 tấn cam.

Quy trình có thể ứng dụng cho sản xuất quy mô lớn và dùng cho một số loại nông sản khác. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo người sản xuất và kinh doanh có thể áp dụng công nghệ này để bảo quản cam, nhằm tăng hiệu quả kinh tế và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.

Kiều Anh
Theo khoahocphattrien.vn (vtvanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tiêu điểm

Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
CASTI Awards 2024 - Tôn vinh sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thông cáo báo chí Hội thảo “Phát triển hệ sinh thái số về nguồn tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ”
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024
Lãnh đạo thành phố tham quan, trải nghiệm các công nghệ, thiết bị tại Tech4Agri CanTho 2024
Các ứng dụng AI trong nông nghiệp
Hành trình Tech4Agri CanTho 2024 – với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị”
Gần 300 công nghệ, thiết bị và sản phẩm dự kiến trưng bày, giới thiệu tại Tech4Agri CanTho 2024

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->