Nông - Lâm - Ngư nghiệp [ Đăng ngày (26/04/2020) ]
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hội của mô hình canh tác bắp rau theo tiêu chuẩn globalgap tại Chợ Mới, An Giang
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Duy Cần – Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ và các tác giả Lê Văn Dũng, Trần Huỳnh Khanh, Võ Thị Gương – Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GlobalGAP là mục tiêu của các nước hướng đến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có khuyến cáo và từng bước hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GlobalGAP hay ViệtGAP. An Giang có diện tích trồng màu lên hơn 57 nghìn ha. Hằng ngày, lượng rau màu nông dân cung ứng ra thị trường lên khoảng 100 tấn. Chợ Mới, An Giang được xem là vùng sản xuất rau màu chủ lực của tỉnh. Chợ Mới hiện có diện tích trồng màu hơn 30.200 ha. Ước năng suất rau màu chỉ riêng Chợ Mới cung ứng ra thị trường hơn 20 tấn/ngày. Canh tác bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP đang được các doanh nghiệp và chính quyền địa phương quan tâm và người dân bắt đầu tham gia do những lợi ích về môi trường, sự hỗ trợ kỹ thuật của các nhà khoa học và hiệu quả kinh tế mang lại.

Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hộimôi trường đem lại của mô hình canh tác bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP, nghiên cứu đã được thực hiện tại xã Mỹ An của huyện Chợ Mới, An Giang qua khảo sát PRA và điều tra hộ.

Số liệu được thu thập qua bảng câu hỏi soạn sẵn. Có hai nhóm hộ được chọn điều tra trực tiếp: nhóm thứ nhất gồm 55 hộ nông dân có truyền thống canh tác bắp rau tại xã Mỹ An được chọn phỏng vấn; nhóm thứ hai có 30 hộ nông dân canh tác bắp rau theo mô hình GlobalGAP. Nội dung câu hỏi phỏng vấn tập trung những thông tin liên quan đặc điểm nông hộ, kỹ thuật làm đất, tưới nước, bón phân, phòng trừ dịch bệnh, chi phí đầu tư, lợi nhuận, tình hình tiêu thụ, tiêu thụ,...

Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân áp dụng mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP có bón phân hữu cơ, năng suất bắp rau có bón phân hữu cơ và áp dụng GAP cho năng suất cao, 2,5-3,0 tấn/ha/vụ. Mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP cho hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận ròng là 22,6 triệu/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP kết hợp nuôi bò thì cao hơn 27,4 triệu/ha/vụ, MBCR giữa mô hình áp dụng GlobalGAP và không áp dụng GlobalGAP rất cao. Mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP tỏ ra thích hợp, mang lại nhiều lợi ích xã hội-môi trường, nông dân chấp nhận và được đánh giá có triển vọng phát triển tại địa phương.

Quỳnh Như
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->