Nông nghiệp [ Đăng ngày (11/04/2020) ]
Đánh giá sơ bộ rủi ro môi trường do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Hiện nay trên địa bàn cả nước có 240 điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) nằm trên 15 tỉnh thành, trong đó Nghệ An là tỉnh có số lượng điểm tồn lưu nhiều nhất cả nước với 189 điểm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014) cần phải xử lý triệt để đến năm 2025.

Đối tượng nghiên cứu là khu vực bị ảnh hưởng (trực tiếp, gián tiếp hoặc tiềm tàng) kho thuốc xóm 4, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Trong nghiên cứu này, rủi ro môi trường của các điểm tồn lưu hóa chất BVTV được xem xét tập trung vào khả năng lan truyền của chất ô nhiễm vào nước mặt, nước ngầm và môi trường đất.


Kho thuốc bảo vệ thực vật xóm 4, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn được đưa vào sử dụng từ năm 1968 đến 1978, đến nay đã trải qua nhiều lần xáo trộn lớn do chiến tranh và hoạt động của con người. Hóa chất BVTV hiện còn tồn tại chủ yếu là DDT chôn lấp sau năm 1978. Nghiên cứu tiếp cận theo phương pháp đánh giá rủi ro được khuyến cáo bởi Tổng cục Môi trường đối với vùng tồn lưu hóa chất BVTV. Kết quả cho thấy đất khu vực nền kho còn tồn tại DDT tổng số với nồng độ lên đến 2.973 mg/kg (vượt hàng trăm lần so với QCVN 54: 2013/BTNMT) và cần được xử lý triệt để. DDT từ hố chôn trước đây có sự lan truyền theo chiều ngang và theo chiều thẳng đứng nhưng không quá 7 m, đã có sự xâm nhập vào nước mặt (28,175 mg/l trong ao lân cận), vào thực vật (0,607 mg/kg thân chuối tiêu) nhưng chưa có dấu hiệu nhiễm bẩn vào nước ngầm.

Các rủi ro tiếp xúc với hóa chất trong hố chôn, đất ô nhiễm nặng, nước mặt bị ô nhiễm là các rủi ro trực tiếp có ảnh hưởng nghiêm trọng cần kiểm soát. Các ảnh hưởng khác do tiếp xúc với bùn ô nhiễm, nước ngầm và thức ăn nhiễm DDT có giá trị thấp hơn cũng cần được phòng trừ.

tnttrang
Theo tapchi.vnua.edu.vn - Số 10/2018
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->