Công nghiệp [ Đăng ngày (14/03/2020) ]
Toyota tham gia cuộc đua vào không gian
Hãng xe Nhật Bản sẽ giúp các phi hành gia du hành trên Mặt Trăng mà không cần mặc bộ quần áo vũ trụ.

Trong bối cảnh thế giới đang quan tâm đến việc thám hiểm Mặt Trăng, Toyota sẽ thiết kế chiếc xe tự lái cho phép các phi hành gia di chuyển trên bề mặt Mặt Trăng mà không cần bộ quần áo vũ trụ.

Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản và Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (Jaxa) hy vọng chiếc xe sẽ được sử dụng trong nhiệm vụ lên Mặt Trăng từ năm 2029 đến năm 2034, theo hãng tin Kyodo.

Toyota cho biết chiếc xe vẫn còn trong giai đoạn ý tưởng, thiết kế sẽ được cung cấp năng lượng bởi một pin nhiên liệu và có thể chở 2 hoặc 4 người (trong trường hợp khẩn cấp) trong vài tuần. Tầm hoạt động của xe hơn 10.000km.

Shigeki Terashi, phó chủ tịch điều hành của Toyota cho biết: “Với tư cách là một kỹ sư, không có niềm vui nào lớn hơn là có thể tham gia vào một dự án như vậy. Tôi rất hào hứng”.

Chủ tịch của cơ quan vũ trụ Jaxa, ông Hiroshi Yamakawa, cho biết việc Toyota tham gia cùng chúng tôi trong thử thách khám phá vũ trụ quốc tế giúp chúng tôi củng cố niềm tin. Xe khám phá có người lái với cabin điều áp là một yếu tố sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thăm dò đầy đủ bề mặt Mặt Trăng.

Nhật Bản là một trong một số quốc gia đầu tư mạnh vào việc thực hiện hành trình dài 239.000 dặm từ Trái Đất đến bề mặt Mặt Trăng.

Trung Quốc gần đây đã trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh tàu thăm dò không người lái ở phía xa của Mặt Trăng, Israel đã bắt đầu sứ mệnh đầu tiên lên Mặt Trăng với việc phóng tàu vũ trụ Beresheet do tư nhân tài trợ và Ấn Độ dự kiến sẽ ra mắt tàu không người lái của riêng mình vào cuối năm 2019.

Mỹ, quốc gia đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng cách đây nửa thế kỷ, có kế hoạch phóng một tiền đồn nhỏ lên quỹ đạo Mặt Trăng để hoạt động như một căn cứ cho các sứ mệnh có người lái lên Mặt Trăng và cuối cùng là Sao Hỏa.

Đình Phú (Lược dịch)

N.T.T (CASTI)
Theo http://review.siu.edu.vn/
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu tạo giống Bạch đàn lai biến đổi gen cho chiều dài sợi gỗ (Giai đoạn 2)
Nhờ thành công từ nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do ThS. Trần Đức Vượng dẫn đầu đã phát triển các giống bạch đàn lai biến đổi gen với chiều dài sợi gỗ tăng lên đáng kể. Giai đoạn đầu của dự án (2011-2014) đã được nghiệm thu vào năm 2015 và được tiếp nối bằng giai đoạn hai từ 2017 đến 2020. Mục tiêu chính của nghiên cứu là làm chủ công nghệ chuyển gen trên cây bạch đàn và tạo ra các giống bạch đàn lai có chiều dài sợi gỗ tăng 10% so với đối chứng.






Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->