Vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn gồm có 2 huyện: - Huyện Hatxaifong: gồm có 7 cụm bản, địa hình bằng phẳng chiếm tỷ lệ lớn, diện tích chủ động tưới tiêu khá lớn. Hiện trạng sử dụng đất là lúa, rau, cây ăn quả. Nghiên cứu đã chọn 5 cụm bản điển hình và đa dạng trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp làm điểm điều tra, đó là cụm bảm Bor O, Hom, Sithantai, Thadeua và Thapha. - Huyện Xaysettha: gồm có 7 cụm bản, địa hình có cả bằng phẳng và đồi cao, diện tích chủ động tưới tiêu rất ít. Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là lúa 1 vụ mùa mưa và một số vùng trồng rau. Trong nghiên cứu đã chọn 3 cụm bản điển hình trong sử dung đất sản xuất nông nghiệp làm điểm điều tra là cụm bản Meuangnoi, Nonvai và cụm bản Xok. Mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra được các kiểu sử dụng đất hiệu quả làm cơ sở cho định hướng sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai của địa phương. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp chính như: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp, các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, toàn vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn có 5 loại sử dụng đất (LUT) với 15 kiểu sử dụng đất. Một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, như: các kiểu lúa - rau và chuyên rau. Một số kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nhưng lại ảnh hưởng đến môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trồng độc canh không trồng xen, luân canh với cây họ đậu để cải tạo đất và bón phân không cân đối giữa phân vô cơ và phân hữu cơ như kiểu sử dụng đất trồng rau.
![](/Portals/0/HinhBanTin/Thien%20Trang/nong%20nghiep%20lao.png)
Từ kết quả đánh giá, chúng tôi đề xuất trong 15 kiểu sử dụng đất, mở rộng các kiểu 2 (lúa mùa mưa - lúa mùa khô), kiểu 3 (lúa mùa mưa - cải thảo mùa khô - dưa chuột mùa khô), kiểu 4 (lúa mùa mưa - dưa chuột mùa khô - cải ngồng mùa khô), kiểu 5 (lúa mùa mưa - súp lơ mùa khô - cải ngồng mùa khô), kiểu 7 (lúa mùa mưa - dưa ngọt mùa khô), kiểu 9 (cải ngồng mùa mưa - súp lơ mùa khô - cải ngồng mùa khô, kiểu 10 (sà lách mùa mưa - dưa chuột mùa khô - cải ngồng mùa khô), kiểu 11 (cải ngọt mùa mưa - cải ngồng mùa khô - cải bẹ mùa khô), kiểu 12 (dưa ngọt mùa mưa - dưa ngọt mùa khô), kiểu 13 (hồng xiêm) và kiểu 14 (chanh). Giảm diện tích và tiến tới loại bỏ một số kiểu sau: kiểu 1 (lúa mùa mưa), kiểu 6 (lúa mùa mưa - bắp cải mùa khô), kiểu 8 (lúa mùa mưa - dưa chuột mùa khô) và kiểu 15 (táo).Như vậy, kết quả đánh giá hiệu quả là cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trong tương lai của địa phương.
|