Sở hữu trí tuệ [ Đăng ngày (03/01/2020) ]
Nghiên cứu về nhãn hiệu phi truyền thống
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, ý thức của người tiêu dùng cũng như năng lực sản xuất ngày càng nâng cao, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực của hoạt động thương mại cũng ngày càng phong phú, nhãn hiệu với vai trò dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau theo đó cũng vượt ra khỏi khuôn khổ quan niệm truyền thống, ra đời một loại hình nhãn hiệu mới - nhãn hiệu phi truyền thống.

Ảnh minh họa.

Nhãn hiệu là một trong các đối tượng quan trọng của nhóm quyền sở hữu công nghiệp, là yếu tố gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng là dấu hiệu giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ từ nhà sản xuất, cung cấp có uy tín. Chính vì vậy việc sử dụng và tạo dựng uy tín cho nhãn hiệu luôn được các doanh nghiệp chú trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, ý thức của người tiêu dùng cũng như năng lực sản xuất ngày càng nâng cao, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực của hoạt động thương mại cũng ngày càng phong phú, vượt ra khỏi khuôn khổ truyền thống, ví dụ như sự ra đời của các sản phẩm và dịch vụ mới, công nghệ hiện đại thông minh, môi trường thương mại điện tử... Nhãn hiệu với vai trò dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau theo đó cũng vượt ra khỏi khuôn khổ quan niệm truyền thống. Trong xã hội hiện đại, lý do mà các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng các loại nhãn hiệu mới – nhãn hiệu phi truyền thống là vì nhãn hiệu phi truyền thống có ưu thế giúp người tiêu dùng có thể cảm nhận được trực tiếp và nhanh hơn, giúp cho doanh nghiệp chiếm được ưu thế trong hoạt động cạnh tranh, phù hợp với các loại hình sản phẩm/dịch vụ gắn với công nghệ tiên tiến, phương thức kinh doanh mới, hiện đại.

Loại hình nhãn hiệu phi truyền thống được bảo hộ sớm nhất ở Hoa Kỳ (Đạo luật Lanham năm 1946) và châu Âu (Quy chế bảo hộ nhãn hiệu châu Âu năm 1993). Đến đầu thế kỷ 21, một số nước, trong đó có cả các nước đang phát triển đã quy định về bảo hộ một hoặc một số loại hình nhãn hiệu phi truyền thống, ví dụ như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc... Việt Nam là nước đang phát triển, hệ thống bảo hộ và thực thi nhãn hiệu đang hoàn thiện dần nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, việc bảo hộ các loại nhãn hiệu phi truyền thống trong tương lai là điều tất yếu bởi Việt Nam đang tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Trên cơ sở kết quả nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và mùi” do Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn chủ trì thực hiện, Trung tâm đã tổng hợp các nội dung chính và phân tích những vấn đề mới về nhãn hiệu phi truyền thống nói chung và đi sâu phân tích các khía cạnh liên quan đến nhãn hiệu âm thanh nói riêng nhằm giới thiệu tới độc giả xu hướng sử dụng và bảo hộ các loại nhãn hiệu này ở một số nước trên thế giới./.

Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn
Theo http://www.noip.gov.vn (ctngoc)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tiêu điểm

4 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
AI có thể thay thế người thầy?
Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ khuyết tật do đa xơ cứng
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
Can thiệp bào thai bằng Laser đốt thông nối mạch máu, giảm ối cứu sống thành công 2 trẻ song sinh cực non
Văn bản Sở hữu trí tuệ  
 
 
Câu hỏi thường gặp  
 
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi
Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại.


 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->