Nghiên cứu
[ Đăng ngày (22/07/2011) ]
|
Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh đục cơ trên tôm càng xanh ương nuôi tại Cần Thơ
|
|
Đề tài do TS. Đặng Thị Hoàng Oanh làm chủ nhiệm nhằm khảo sát tình hình bệnh đục cơ trên tôm càng xanh ương và nuôi ở TP. Cần Thơ và xác định tác nhân gây bệnh này, qua đó đề xuất phương pháp phòng trị và quản lý dịch bệnh hiệu quả.
|
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tình hình bệnh đục cơ: thời gian bệnh xuất hiện từ tháng 3-7 ở trại giống chủ yếu là ở tôm bột; tỷ lệ hao hụt khi xuất hiện bệnh từ 50-100% ở trại giống, từ 1-10% đối với tôm nuôi; biện pháp xử lý chủ yếu là dùng Formol kết hợp chạy ozone, loại bỏ tôm bệnh ở trại giống, đối với ruộng nuôi dùng biện pháp bón vôi, thay nước hay bổ sung vitamin C trong thức ăn; kết quả điều trị: không hiệu quả đối với tôm bột ở trại giống và tôm bột mới thả, tương đối hiệu quả với tôm nuôi thương phẩm.
- Tác nhân gây bệnh: dựa trên dấu hiệu bệnh lý, đặc điểm thể vùi trong tế bào chất, kết quả mRT-PCR dương tính với MrNV, XSV và thí nghiệm cảm nhiễm cho thấy tác nhân gây bệnh đục cơ trên tôm càng xanh nuôi ở Cần Thơ là MrNV và XSV.
Đề tài đã nghiên cứu thực hiện thành công 2 quy tình chuẩn đoán: mRT-PCR phát hiện đồng thời MrNV và XSV có sử dụng gen b-actin của tôm làm nội chuẩn, sản phẩm PCR cho kết quả ba vạch 425 bp (MrNV), XSV (500) và 216 bp (b-actin); Kít chuẩn đoán đồng thời MRNV và XSV, sản phẩm PCR cho kết quả 2 vạch 425 bp (MrNV) và 500 bp (XSV).
|
Pcmy
Theo BCKH của TS. Đặng Thị Hoàng Oanh |