Tin học [ Đăng ngày (31/05/2019) ]
Một hướng tiếp cận sử dụng mã nguồn mở moodle hỗ trợ giảng dạy và đánh giá tại Trường Đại học Cần Thơ
Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Minh Tân, Nguyễn Văn Linh (Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ), Trần Thanh Điện và Lưu Trùng Dương (Trung tâm Thông tin & Quản trị mạng, Trường Đại học Cần Thơ).

(Ảnh minh họa)

Trường Đại học Cần Thơ là một Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Mục tiêu không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo luôn được nhà trường quan tâm đáng kể. Đặc biệt từ năm 2009 đến nay, Trường đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ triệt để,một trong những khó khăn của hình thức này là việc tự học của sinh viên. Với mỗi giờ lên lớp của giảng viên, sinh viên phải tự học 2 giờ. Việc sinh viên đã quen tâm lý học thụ động từ phổ thông, thiếu kỹ năng tìm hiểu và sử dụng tài liệu tham khảo có định hướng và thiếu sự tư vấn của giảng viên (ngoài giờ học theo thời khóa biểu) dẫn đến các em có thái độ, phương pháp và kết quả học tập chưa tốt, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất. Một khó khăn khác đối với giảng viên và nhà trường là việc đánh giá học phần. Theo quy chế, điểm tổng hợp đánh giá học phần được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận. Với một lớp học trên 40 sinh viên, khâu tổ chức đánh giá bộ phận do một giảng viên thực hiện có thể không nghiêm túc vì một mình giảng viên khó có thể quản lý phòng thi với nhiều thí sinh như vậy, đặc biệt là tình trạng nhốn nháo lúc cuối giờ. Chính điều này làm cho kết quả đánh giá không khách quan, không có chất lượng trong khi giảng viên bỏ rất nhiều thời gian và công sức cho công việc này. Ngoài ra, nhà trường cũng tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc cung cấp giấy làm bài và photo các đề thi, đề kiểm tra.Trường Đại học Cần Thơ đã ứng dụng e-learning trong hỗ trợ công tác giảng dạy tại Trường từ năm 2004 trong khuôn khổ chương trìnhVLIR-IUC-CTU, hệ thống sử dụng hệ nền DoKeosnên còn hạn chế trong việc hỗ trợ công tác đánh giá sinh viên qua hình thức trắc nghiệm. Để giải quyết khó khăn trên, việc ứng dụng CNTT dựa trên mã nguồn mở Moodle nhằm hỗ trợ trong giảng dạy và đánh giá tại Trường Đại học Cần Thơ là cần thiết và phù hợp.

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên công nghệ Internet hiện nay và qua khảo sát, thực nghiệm thực tế tại Khoa Công nghệ Thông tin & Truyềnthông, thực nghiệm tại cuộc thi Olympic Khoa học Chính trị và Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Cần Thơ năm 2013. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, so sánh hệ nền hỗ trợ cho e-learning, từ đó đưa ra đề xuất lựa chọn hệ nền hỗ trợ công tác đánh giá trực tuyến.

Nghiên cứu cho thấy, ứng dụng e-learning dựa trên hệ nền Moodle hỗ trợ công tác đào tạo (giảng dạy và đánh giá) tại Trường Đại học Cần Thơ là thiết thực. Kết quả sử dụng hệ thống nhằm giúp giảng viên đánh giá sinh viên một cách khách quan và hiệu quả hơn. Tạo ra một kênh học tập khác góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhóm tác giả đề xuất: Nhà trường cần đẩy mạnh sử dụng hệ thống e-learning dựa trên hệ nền Moodle trong công tác đào tạo tại trường một cách rộng rãi và đồng nhất hơn. Cần triển khai đồng bộ (cho các đơn vị đào tạo trong trường) mô hình nhập liệu câu hỏi qua file excel để đơn giản và dễ triển khai hơn cho các hình thức thi trắc nghiệm trong toàn trường qua hệ thống Moodle. Nhân rộng mô hình này cho các hình thức đánh giá khác trong toàn trường và đào tạo từ xa.

TC Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (ntdien)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->
-->