Tự nhiên [ Đăng ngày (10/04/2019) ]
Phát triển thuật toán giám sát lũ lụt vùng Đồng bằng sông cửu Long dựa vào nền tảng Google Earth Engine
Xây dựng bản đồ hiện trạng ngập lũ đóng vai trò quan trọng trong công tác đề phòng ngập lũ, tuy nhiên việc xử lý ảnh viễn thám sử dụng phương pháp xử lý truyền thống tồn tại nhiều hạn chế về nguồn dữ liệu ảnh, thời gian xử lý.

Dữ liệu dạng vector kết nối với công cụ Google Fusion Table

Mới đây các nhóm nghiên cứu gồm các tác giả Võ Quốc Tuấn, Nguyễn Thiên Hoa, Huỳnh Thị Kim Nhân, Đặng Hoàng Khải (Trường Đại học Cần Thơ) đã thực hiện nghiên cứu Phát triển thuật toán giám sát lũ lụt vùng Đồng bằng sông cửu Long dựa vào nền tảng Google Earth Engine nhằm đánh giá khả năng ứng dụng nền tảng Google Earth Engine (GEE) trong thành lập bản đồ hiện trạng ngập lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2015 đến 2017.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển phương pháp ngưỡng giá trị và đánh giá sự thay đổi ngưỡng giá trị của 20 bộ dữ liệu ảnh Sentinel-1 để xác định hiện trạng ngập lũ ở 2 thời điểm 2015 đến 2017 dựa trên nền tảng GEE. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích ngập lũ năm 2017 là lớn nhất so với năm 2015 và 2016 với tổng diện tích là 900.000 ha vào tháng 10. Kết quả phân tích cho thấy có mối tương quan cao giữa diện tích ngập lũ từng tháng ở Đồng bằng sông Cửu Long với số liệu quan trắc thủy văn từng tháng tại hai trạm Tân Châu (trên sông Tiền) và Châu Đốc (trên sông Hậu). Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên áp dụng dữ liệu Sentinel-1 để theo dõi lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long và cho thấy kết quả rất khả quan.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.  54(9A): 29-36.


tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu: “Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Trường Giang, Vũ Hùng Hải – Trường Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Nguyễn Hải Nam – Khoa phát triển nông thôn, Trường đại học Cần Thơ thực hiện.


Xã hội-Nhân văn  
 
Sự cần thiết dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ bước vào giai đoạn hình thành những kỹ năng cơ bản và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cũng như cảm xúc. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ không chỉ đơn thuần giúp trẻ biết cách vệ sinh cá nhân, ăn uống, hay sắp xếp đồ dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính tự lập, trách nhiệm, và sự tự tin. Đây là nền tảng cần thiết để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và thích nghi với môi trường xung quanh khi trưởng thành.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->