Tự nhiên [ Đăng ngày (07/11/2018) ]
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn axít lactic và vi khuẩn axít acetic tham gia vào quá trình lên men hạt ca cao
Lên men hạt ca cao là một trong những công đoạn quan trọng, quyết định chất lượng ca cao thương phẩm. Mỗi loài vi sinh vật đều có vai trò nhất định giúp nâng cao chất lượng hạt ca cao lên men, đặc biệt là các chủng vi khuẩn axít lactic và vi khuẩn axít acetic.

Ảnh minh họa

Nghiên cứu này được các nhà khoa học thuộc ĐH Nông lâm TP. Hồ Chí Minh thực hiện với mục tiêu phân lập và tuyển chọn một số chủng vi khuẩn axít lactic, vi khuẩn axít acetic tham gia vào quá trình lên men hạt ca cao tự nhiên để sản xuất chế phẩm vi khuẩn bổ sung vào quá trình lên men, giúp ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm ca cao sau lên men.

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã phân lập được 8 mẫu vi khuẩn có khả năng sinh axít lactic và 3 mẫu vi khuẩn có khả năng sinh axít acetic; tuyển chọn được 2 chủng vi khuẩn có khả năng sinh axít lactic cao là Bacillus coagulans, Lactobacillus plantarum và 1 chủng vi khuẩn có khả năng sinh axít acetic cao là Acetobacter lovaniensis. Thời gian nhân sinh khối tối ưu cho các chủng vi khuẩn là 48 giờ và môi trường bán rắn tối ưu để nhân sinh khối vi khuẩn Bacillus coagulans là môi trường 85% cám bắp + 15% cám gạo (mật số vi khuẩn đạt 1,61x1012 Cfu/g); vi khuẩn Lactobacillus plantarum là môi trường 90% cám bắp + 10% cám gạo (mật số đạt 2,15x1010 Cfu/g) và vi khuẩn Acetobacter lovaniensis là môi trường 90% cám bắp + 10% cám gạo (mật số đạt 2,19x1011 Cfu/g).

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam 60(8) 8.2018 (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu: “Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Trường Giang, Vũ Hùng Hải – Trường Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Nguyễn Hải Nam – Khoa phát triển nông thôn, Trường đại học Cần Thơ thực hiện.


Xã hội-Nhân văn  
 
Sự cần thiết dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Ở lứa tuổi mầm non, trẻ bước vào giai đoạn hình thành những kỹ năng cơ bản và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cũng như cảm xúc. Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ không chỉ đơn thuần giúp trẻ biết cách vệ sinh cá nhân, ăn uống, hay sắp xếp đồ dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính tự lập, trách nhiệm, và sự tự tin. Đây là nền tảng cần thiết để trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và thích nghi với môi trường xung quanh khi trưởng thành.


 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->