Ứng dụng [ Đăng ngày (29/03/2018) ]
Ứng dụng công nghệ để chống hạn mặn
Năm 2018, tỉnh Hậu Giang bắt đầu triển khai ứng dụng công nghệ phục vụ công tác chống hạn, mặn. Cụ thể, tỉnh sẽ thực hiện quan trắc độ mặn theo công nghệ hiện đại.

Sông Cái Lớn (Ảnh: baoquangnam.vn)

Hệ thống quan trắc gồm máy đo độ mặn, camera theo dõi chỉ số mặn hiển thị trên máy đo và mực nước, bộ phận truyền dữ liệu được lắp tại cống ngăn mặn. Tại trạm thủy lợi, máy tính và điện thoại thông minh được cài đặt phần mềm kết nối dữ liệu với máy đo đặt tại cống. Để xác định độ mặn, cán bộ trạm thủy lợi chỉ cần theo dõi chỉ số máy đo hiển thị qua điện thoại đã kết nối dữ liệu để ra quyết định đóng, mở cống. 

Từ kết quả được hệ thống quan trắc thu thập ngay tại cống đầu nguồn, máy tính sẽ sử dụng phương pháp tính riêng của ngành thủy lợi để xác định độ mặn của các đoạn sông khác trong nội địa với sai số rất thấp mà không cần phải ra tận nơi đo đạc. 

Khi độ mặn vượt quá ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ ghi nhận và báo động về điện thoại để cán bộ thủy lợi điều khiển đóng cống, đảm bảo an toàn cho sản xuất của người dân. 

Công nghệ mới này sẽ được thực hiện tại cống Kênh Lầu, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Đây là điểm giáp với sông Cái Lớn (ranh giới giữa tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang), nơi đầu tiên nước mặn xâm nhập vào thành phố Vị Thanh. Do đó, việc quan trắc độ mặn tại đây rất quan trọng trong công tác phòng, chống hạn mặn. Thành công từ mô hình này, Hậu Giang sẽ mở rộng triển khai tại các địa phương khác nhằm tăng hiệu quả công tác quan trắc độ mặn. Cũng từ mô hình của thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang dự kiến sẽ xây dựng đề án ứng dụng hệ thống điều khiển và thu thập dữ liệu trong công tác thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả dự báo và phòng, chống xâm nhập mặn.

Bùi Thọ
Theo www.monre.gov.vn(lntrang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->