New York đang tiến hành giai đoạn đầu của một dự án đầy tham vọng: phủ mạng Wi-Fi miễn phí tốc độ cao trên toàn thành phố bằng việc lắp nhiều kiosk thông minh thế chỗ cho các trạm điện thoại công cộng vốn đã lỗi thời.
Việc triển khai những kiosk này thuộc về Intersection, một startup được Google chống lưng. Công ty đã lắp đặt được khoảng 1.000 kiosk và sẽ còn lắp thêm hơn 6.000 trạm như thế nữa, giám đốc sáng tạo Colin O'Donnell cho biết hồi tháng 7.
Mỗi kiosk cao khoảng 2,7 mét, hai bên hông là màn hình lớn hiển thị quảng cáo, số tiền thu về từ quảng cáo đủ cho chi phí vận hành. Màn hình còn thông báo tình hình khẩn cấp và các thông tin công cộng khác.
Một màn hình ở mặt trước cho phép người dùng truy cập thông tin và thực hiện cuộc gọi. Đây là một máy tính bảng Android cài sẵn vài ứng dụng để người dùng truy cập một số dịch vụ, chẳng hạn như chỉ đường, trả phí đỗ xe. Dưới màn hình về phía trái có một nút lớn màu đỏ để gọi tới tổng đài khẩn cấp 911. Phía dưới nữa là một jack audio, người dùng có thể cắm tai nghe (không phải chuẩn lightning của Apple) để giữ sự riêng tư. Ngay bên cạnh là một bàn phím số để gọi điện thoại. Dưới cùng là hai cổng sạc USB.
Camera góc rộng 360 độ gắn hai bên hông kiosk sẽ giám sát đường phố và vỉa hè. O'Donnell cam đoan công ty ông sẽ xóa các video lưu lại sau 7 ngày, ngoại trừ trường hợp phải giữ lại vì một lý do nào đó.
Mỗi kiosk là một điểm truy cập Wi-Fi tốc độ cao, miễn phí cho mọi người trong vùng phủ sóng (bán kính khoảng 46 đến 120 mét), đường truyền lên tới gigabit/giây. Mạng Wi-Fi này yêu cầu xác thực định danh bằng địa chỉ email, và người dùng sẽ được tự động kết nối với bất kỳ kiosk LinkNYC nào ở gần, như vậy sẽ không lo bị mất kết nối mạng khi đi bộ trong thành phố.
Chi phí vận hành LinkNYC được trả từ nguồn thu quảng cáo, không tiêu tốn đồng nào từ tiền thuế của người dân. Thành phố dự kiến sẽ thu về 500 triệu USD từ hợp đồng thời hạn 10 năm ký với công ty Intersection.
LinkNYC đang làm thay đổi New York; đã có 2 triệu người sử dụng hệ thống, tăng gấp đôi hồi tháng 1/2017.
Hạ tầng mạng cáp quang không thể thiếu trong việc xây dựng thành phố thông minh, nhưng việc triển khai khắp nơi không hề đơn giản, chi phí quá cao với những đô thị hiện đại như New York. Sự phát triển của mạng không dây trở thành nhân tố chính của cuộc cách mạng thành phố thông minh, không những hỗ trợ smartphone và máy tính bảng mà còn thúc đẩy ứng dụng IoT phổ biến rộng rãi, xe tự lái xuống phố, ứng dụng thực tế ảo tăng cường (AR) nở rộ trên di động.
New York đang ở giai đoạn đầu xây dựng thành phố thông minh, với mục tiêu đem lại cơ hội kết nối Internet di động tốc độ cao cho người dân và du khách. Dự kiến, 15 năm tới, thành phố sẽ trải qua giai đoạn chuyên sâu. Khi đó dữ liệu cảm biến sẽ được xử lý bởi các A.I (trí tuệ nhân tạo) để có được sự thấu hiểu chưa từng có về giao thông, môi trường và hành vi con người và cuối cùng sử dụng nó để điều hướng giao thông thông minh và hình thành các chức năng khác cho thành phố.
O'Donnell cho biết, London là thành phố thứ hai Intersection triển khai mạng Wi-Fi miễn phí cung cấp đường truyền giabit/giây. Dự án London mang tên InLinkUK và các kiosk gọi là "InLinks”, qui mô khiêm tốn hơn với khoảng 1.000 kiosk. O'Donnell chia sẻ với Computerworld, sau London, công ty Intersection có kế hoạch triển khai thêm 20 thành phố nữa.
Moscow lắp 160.000 camera giám sát trên phố
Trong chương trình xây dựng thành phố thông minh, thủ đô Moscow của Nga gần đây đã lắp 160.000 camera giao thông và ở những khu vực có thể xảy ra tội phạm, mục tiêu là giúp người dân yên tâm hơn khi lái xe trong thành phố, và thành phố an toàn hơn.
Công cuộc đem lại sự yên tâm cho người lái xe được tiến hành sau khi người dân thành phố bắt đầu ca thán về việc đôi khi bị nhận giấy phạt vô lý về lỗi không chấp hành những biển báo trên đường. Trong phần lớn các trường hợp, camera ghi lại biển số xe khi tài xế phớt lờ những dấu hiệu và chỉ dẫn của các biển báo giao thông.
New York đang tiến hành giai đoạn đầu của một dự án đầy tham vọng: phủ mạng Wi-Fi miễn phí tốc độ cao trên toàn thành phố bằng việc lắp nhiều kiosk thông minh thế chỗ cho các trạm điện thoại công cộng vốn đã lỗi thời.
Việc triển khai những kiosk này thuộc về Intersection, một startup được Google chống lưng. Công ty đã lắp đặt được khoảng 1.000 kiosk và sẽ còn lắp thêm hơn 6.000 trạm như thế nữa, giám đốc sáng tạo Colin O'Donnell cho biết hồi tháng 7.
Mỗi kiosk cao khoảng 2,7 mét, hai bên hông là màn hình lớn hiển thị quảng cáo, số tiền thu về từ quảng cáo đủ cho chi phí vận hành. Màn hình còn thông báo tình hình khẩn cấp và các thông tin công cộng khác.
Một màn hình ở mặt trước cho phép người dùng truy cập thông tin và thực hiện cuộc gọi. Đây là một máy tính bảng Android cài sẵn vài ứng dụng để người dùng truy cập một số dịch vụ, chẳng hạn như chỉ đường, trả phí đỗ xe. Dưới màn hình về phía trái có một nút lớn màu đỏ để gọi tới tổng đài khẩn cấp 911. Phía dưới nữa là một jack audio, người dùng có thể cắm tai nghe (không phải chuẩn lightning của Apple) để giữ sự riêng tư. Ngay bên cạnh là một bàn phím số để gọi điện thoại. Dưới cùng là hai cổng sạc USB.
Camera góc rộng 360 độ gắn hai bên hông kiosk sẽ giám sát đường phố và vỉa hè. O'Donnell cam đoan công ty ông sẽ xóa các video lưu lại sau 7 ngày, ngoại trừ trường hợp phải giữ lại vì một lý do nào đó.
Mỗi kiosk là một điểm truy cập Wi-Fi tốc độ cao, miễn phí cho mọi người trong vùng phủ sóng (bán kính khoảng 46 đến 120 mét), đường truyền lên tới gigabit/giây. Mạng Wi-Fi này yêu cầu xác thực định danh bằng địa chỉ email, và người dùng sẽ được tự động kết nối với bất kỳ kiosk LinkNYC nào ở gần, như vậy sẽ không lo bị mất kết nối mạng khi đi bộ trong thành phố.
Chi phí vận hành LinkNYC được trả từ nguồn thu quảng cáo, không tiêu tốn đồng nào từ tiền thuế của người dân. Thành phố dự kiến sẽ thu về 500 triệu USD từ hợp đồng thời hạn 10 năm ký với công ty Intersection.
LinkNYC đang làm thay đổi New York; đã có 2 triệu người sử dụng hệ thống, tăng gấp đôi hồi tháng 1/2017.
Hạ tầng mạng cáp quang không thể thiếu trong việc xây dựng thành phố thông minh, nhưng việc triển khai khắp nơi không hề đơn giản, chi phí quá cao với những đô thị hiện đại như New York. Sự phát triển của mạng không dây trở thành nhân tố chính của cuộc cách mạng thành phố thông minh, không những hỗ trợ smartphone và máy tính bảng mà còn thúc đẩy ứng dụng IoT phổ biến rộng rãi, xe tự lái xuống phố, ứng dụng thực tế ảo tăng cường (AR) nở rộ trên di động.
New York đang ở giai đoạn đầu xây dựng thành phố thông minh, với mục tiêu đem lại cơ hội kết nối Internet di động tốc độ cao cho người dân và du khách. Dự kiến, 15 năm tới, thành phố sẽ trải qua giai đoạn chuyên sâu. Khi đó dữ liệu cảm biến sẽ được xử lý bởi các A.I (trí tuệ nhân tạo) để có được sự thấu hiểu chưa từng có về giao thông, môi trường và hành vi con người và cuối cùng sử dụng nó để điều hướng giao thông thông minh và hình thành các chức năng khác cho thành phố.
O'Donnell cho biết, London là thành phố thứ hai Intersection triển khai mạng Wi-Fi miễn phí cung cấp đường truyền giabit/giây. Dự án London mang tên InLinkUK và các kiosk gọi là "InLinks”, qui mô khiêm tốn hơn với khoảng 1.000 kiosk. O'Donnell chia sẻ với Computerworld, sau London, công ty Intersection có kế hoạch triển khai thêm 20 thành phố nữa.
Moscow lắp 160.000 camera giám sát trên phố
Trong chương trình xây dựng thành phố thông minh, thủ đô Moscow của Nga gần đây đã lắp 160.000 camera giao thông và ở những khu vực có thể xảy ra tội phạm, mục tiêu là giúp người dân yên tâm hơn khi lái xe trong thành phố, và thành phố an toàn hơn.
Công cuộc đem lại sự yên tâm cho người lái xe được tiến hành sau khi người dân thành phố bắt đầu ca thán về việc đôi khi bị nhận giấy phạt vô lý về lỗi không chấp hành những biển báo trên đường. Trong phần lớn các trường hợp, camera ghi lại biển số xe khi tài xế phớt lờ những dấu hiệu và chỉ dẫn của các biển báo giao thông. |