Khởi nghiệp kinh doanh được xem là một trong những định hướng chiến lược của các quốc gia trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam trong thế kỷ này nhằm tạo ra nhiều cơ hội và sự đa dạng nguồn nhân lực tăng cả về chất lượng, số lượng và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo Bộ Lao động- thương binh và xã hội năm 2014, số lượng thất nghiệp trong nhóm lao động có bằng đại học trở lên là 162.000 người (chưa kể số người trong độ tuổi lao động không có việc làm). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như chất lượng đào tạo không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, làm việc trong môi trường trái ngành hay lương chưa như mong muốn. Sinh viên tốt nghiệp hiện nay thường có tâm lý đi làm thuê thay vì làm chủ cũng là vì chưa muốn bắt đầu khởi nghiệp độc lập mà dành nhiều thời gian để đi làm ở những công ty, doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm và tích lũy tiền trước khi nghĩ đến vấn đề khởi nghiệp. Do đó, trong bối cảnh việc làm là khan hiếm so với với số lượng sinh viên tốt nghiệp thì giải pháp cấp thiết hiện nay để giảm lượng sinh viên tốt nghiệp thất nghiệp, đó là khơi dậy tinh thần doanh nhân và khởi nghiệp kinh doanh. Thật vậy, thúc đẩy tinh thần doanh nhân và định khởi nghiệp là việc làm cấp bách hiện nay nhằm giảm áp lực việc làm cho xã hội (Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015).
Nhìn chung, tất cả các biến độc lập trong mô hình đều có tác động thuận chiều đến ý định khởi nghiệp kinh doanh. Kết quả cho thấy biến X1-đặc điểm tính cách cá nhân và ý định khởi nghiệp kinh doanh có mối quan hệ thuận chiều (β = 0,344, p< 0,01). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (như Okhomina (2010), Ghazali et al., 2013). Cá nhân càng hội tụ các đặc điểm sáng tạo, kỳ vọng thành tích, tự tin, siêng năng, xác định mục tiêu, khả năng chịu đựng rủi ro, đối phó thất bại, và lập kế hoạch càng giống như có ý định khởi nghiệp kinh doanh càng cao. Tương tự, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa yếu tố X2 – TDCN, với ý định khởi nghiệp kinh doanh (β = 0,301, p < 0,01). Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Autio et al. (2001), Linan và Chen (2009), Linan et al. (2011), Malebana (2014) cho thấy thái độ cá nhân càng tích cực bao nhiêu cá nhân đó càng có mong muốn khởi nghiệp. Nghiên cứu cũng tìm ra mối quan hệ tích cực giữa X3-NTTD (β = 0,272, p< 0,01), X4-GDKN (β = 0,185, p< 0,01), X5- Quy chuẩn và thái độ (β = 0,086, p < 0,10) và X6–NTDKHV với ý định khởi nghiệp kinh doanh (β = 0,261, p< 0,01) (Gird và Bagraim, 2008; Iakovleva et al., 2011; Zhang et al., 2015). Cuối cùng, mối quan hệ giữa X7 - QCCQ và ý định khởi nghiệp kinh doanh cũng được tìm thấy là thuận chiều (β = 0,155, p < 0,01). |