Nông nghiệp [ Đăng ngày (30/06/2017) ]
Trồng ớt bán quả xanh
Trái ớt xanh ở thôn Bồ Bản (xã Hoà Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đang từng bước trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Hương vị trái thơm nồng, cay nhẹ, hình dạng dài, tươi non thường được dùng kèm với món mì Quảng.

Những năm trước đây, nông dân trồng ớt xanh luôn gặp khó khăn trong việc phòng một số bệnh như thối gốc, bọ phấn chích hút truyền bệnh virus, bệnh thán thư... Nhiều hộ muốn đầu tư nhưng ngại không mạnh dạn mở rộng thêm diện tích sản xuất.

Nhận thấy nhu cầu của người dân Bồ Bản trong việc đầu tư phát triển mô hình ớt xanh, Hội Nông dân huyện Hòa Vang và Trung tâm Khuyến ngư nông lâm Đà Nẵng phối hợp xây dựng mô hình với diện tích 1,3ha. 27 hộ đã đăng ký tham gia thực hiện.

Ông Nguyễn Tiến Lực, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Phong cho biết, đầu vụ thời tiết thay đổi bất thường, mưa lũ gây ngập nên bà con rất vất vả, đặc biệt trong khâu chuẩn bị cây giống. Bệnh thối gốc gây hại mạnh ở một số vườn. Các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông lâm ngư và Hội Nông dân xã đã vào cuộc và bám sát cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, sản xuất gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm. Hướng dẫn bà con nông dân áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn, giảm lượng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm, phân trùn quế, bánh dầu, phân chim cút, chế phẩm Trichoderma để xử lý đất, phòng các bệnh do nấm bằng thuốc vi sinh. Do đó cây ớt phát triển tốt, ít sâu bệnh hại. Bà con nông dân đã tiến hành thu hoạch, ước đạt năng suất trung bình 2,5 tấn/sào (500m2) tăng gấp 2 - 3 lần so với vụ trước.

Theo bà Nguyễn Thị Tiết, nông dân thôn Bồ Bản, người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất ớt chia sẻ: "So với các năm trước, với 1 sào ớt 500m2, 1 đợt, tôi chỉ thu hái được 100kg trái, nhưng năm nay thu được 300kg, tăng gấp 3 lần. Trái nào cũng ngon hơn, đẹp hơn nhiều lần so với trước đây. Với đà này, năng suất ước đạt khoảng 2,5 tấn/sào. Nhờ các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, chúng tôi đã khắc phục đựơc các loại sâu bệnh, an tâm sản xuất với quy mô lớn hơn".

Mặc dù mô hình đã đạt được hiệu quả về mặt kỹ thuật, tuy nhiên, giá ớt xanh tại thời điểm hiện nay chỉ đạt từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Đây là mức giá thu mua khá thấp.

Ước tính hiệu quả của việc trồng ớt/sào sau 8 tháng trồng với mức giá như trên, lợi nhuận thu được 10 - 14 triệu đồng/sào (đã trừ các chi phí, không tính công lao động). Nếu giá tăng hơn thì lợi nhuận thu được sẽ cao hơn và tính ra vẫn lãi hơn nhiều lần trồng lúa ở những khu vực đất không chủ động được nguồn nước.

Trong thời gian tới, nông dân thôn Bồ Bản rất mong các cấp lãnh đạo hỗ trợ, giúp đỡ để sản phẩm có đầu ra ổn định, giá cao hơn, từng bước nghiên cứu, ứng dụng các phương thức sơ chế, chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm khác từ ớt, nâng cao giá trị và mở rộng thị trường. Khi sản xuất được nhiều và ổn định, bà con sẽ từng bước xây dựng nhãn hiệu "Ớt xanh Bồ Bản" và đầu tư mở rộng diện tích trồng nhiều hơn.

Theo Báo Nông nghiệp (tdkhiem)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tiêu điểm

Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
CASTI Awards 2024 - Tôn vinh sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thông cáo báo chí Hội thảo “Phát triển hệ sinh thái số về nguồn tin khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ”
Khai mạc Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp Cần Thơ 2024 – Tech4Agri CanTho 2024
Lãnh đạo thành phố tham quan, trải nghiệm các công nghệ, thiết bị tại Tech4Agri CanTho 2024
Các ứng dụng AI trong nông nghiệp
Hành trình Tech4Agri CanTho 2024 – với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo – Đánh thức nền nông nghiệp đa giá trị”
Gần 300 công nghệ, thiết bị và sản phẩm dự kiến trưng bày, giới thiệu tại Tech4Agri CanTho 2024

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->