Xã hội-Nhân văn
[ Đăng ngày (30/05/2017) ]
|
Sự chấp nhận thông tin truyền miệng điện tử và niềm tin thương hiệu trong lĩnh vực du lịch Việt Nam
|
|
Nghiên cứu do nhóm tác giả Hoàng Thị Phương Thảo (Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh) và Nguyễn Trọng Tâm (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đất Cao)thực hiện với mục tiêu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thông tin eWoM, hệ quả của chúng đối với hình ảnh và niềm tin thương hiệu.
|
Ảnh minh họa
Dựa trên những lý thuyết về sự chấp nhận thông tin và thương hiệu, nghiên cứu khám phá những yếu tố tác động đến sự chấp nhận thông tin truyền miệng điện tử (e-WoM), sau đó tìm hiểu mối quan hệ giữa sự chấp nhận các thông tin này với hình ảnh và niềm tin thương hiệu. Dữ liệu thu thập được từ 272 khách du lịch ở TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng và Hà Nội.
Kết quả cho thấy ba yếu tố gồm mức độ liên quan, tính chính xác và sự tín nhiệm nguồn tin có ảnh hưởng đến sự chấp nhận thông tin e-WoM. Hệ quả tích cực của sự chấp nhận thông tin này là sự gia tăng hình ảnh tốt và niềm tin đối với thương hiệu được khuyên dùng. Nghiên cứu cũng phát hiện vai trò cầu nối quan trọng của hình ảnh thương hiệu trong mối quan hệ giữa sự chấp nhận thông tin e-WoM và niềm tin thương hiệu.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học – Đại học Mở TP. HCM. Số 53, năm 2017 |
Theo Tạp chí Khoa học – Đại học Mở TP. HCM, Số 53/2017 (pcmy)
|