Đứng trước sức ép về bảo vệ môi trường sinh thái, hầu hết các quốc gia đã đưa các diện tích rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn vào quy hoạch, khai thác hạn chế và bảo vệ nghiêm ngặt. Để đáp ứng nhu cầu về sản lượng gỗ cho các ngành công nghiệp chế biến đặc biệt là ngành công nghiệp bột giấy và giấy, diện tích rừng trồng không ngừng được mở rộng với những giống cây rừng cho năng suất cao, chu kỳ trồng ngắn.
Nhà máy bột giấy Phương Nam đầu tiên do công ty TRACODI Ltd,Co…làm chủ đầu tư với công suất 100.000 tấn bột cơ học tẩy trắng/năm, đây là dự án bột giấy cơ học đầu tiên và duy nhất sử dụng nguyên liệu cây đay Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và Viện Công nghiệp giấy và Xenluylô, chủ nhiệm đề tài ThS. CN giấy - Nghiên cứu viên Cao Văn Sơn, đã hoàn thành đề tài, đề tài đã nghiên cứu tổng quan về công nghệ sản xuất bột giấy APMP nói chung và ưu điểm của công nghệ sản xuất bột P-RC-APMP. Về ảnh hưởng của thời gian và phương pháp bảo quản (xếp đống trong nhà và ngoài trời) nguyên liệu đay tới thành phần hoá học của nguyên liệu đay.
Kết quả cho thấy, theo thời gian hàm lượng các chất trích ly có trong nguyên liệu giảm dần, phần vỏ ngoài giảm nhiều hơn phần thân lõi, bảo quản ngoài trời giảm nhanh hơn bảo quản trong nhà có mái che. Chất lượng nguyên liệu sau thời gian bảo quản > 9 tháng có xu hướng giảm dần, nguyên liệu bắt đầu mục nát, vỏ tách khỏi than cây, đặc biệt là để ngoài trời.
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, cây đay cách là nguyên liệu hoàn toàn có thể ứng dụng làm nguyên liệu cho công nghệ sản xuất bột P-RC-APMP. Đề tài cũng đã tiến hành quy hoạch thực nghiệm và lựa chọn được các điều kiện công nghệ phù hợp nhất để sản xuất bột cơ học có chất lượng cao hơn so với bột cơ học nhập khẩu từ gỗ cứng. Các ảnh hưởng của thời gian, phương pháp bảo quản nguyên liệu đay tới chất lượng bột giấy P-RC-AMPM. Kết quả cho thấy thời gian và phương pháp bảo quản ảnh hưởng rất lớn tới độ trắng của bột và hiệu suất thu hồi bột: độ trắng giảm 10%ISO, hiệu suất bột chỉ đạt 70% sau 9 tháng bảo quản, mức độ giảm đối với mẫu để ngoài trời nhiều hơn. Tuy nhiên độ bền cơ lý của bột lại tăng: chiều dài đứt tăng 18 - 20%, chỉ số xé, chỉ số bục thay đổi không đáng kể. Chất lượng các mẫu sau 12 tháng bảo quản có xu hướng giảm.
Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC Đề tài (số lưu trữ: 8232/2010) tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (http://db.vista.gov.vn). |