Sở hữu trí tuệ [ Đăng ngày (25/05/2016) ]
Cuộc chiến gian nan
Hiện nay, tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, tác động tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư.

Tiêu hủy hàng giả, hàng vi phạm quyền SHTT.

Ngày càng nhiều khó khăn

Theo thống kê của Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trong năm 2015, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra 38.059 vụ, phát hiện 25.123 vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT); xử phạt hành chính trên 68 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm trên 536 tỷ đồng. Trong đó có 485 vụ vi phạm hàng giả về chất lượng, công dụng, 1.632 vụ giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, 650 vụ vi phạm về quyền SHTT, 20.809 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa... Phần lớn mặt hàng bị làm giả, làm nhái tập trung trong các nhóm hàng: Thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng, điện tử- điện máy, phương tiện giao thông, phân bón, xăng dầu, dược phẩm, mỹ phẩm…

Theo ông Nguyễn Trọng Tín - Phó Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương - những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương, Cục QLTT đã chỉ đạo quyết liệt lực lượng QLTT cả nước triển khai đồng bộ các giải pháp (tuyên truyền, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường…), mang tới những hiệu ứng tích cực trên thị trường. Tình trạng hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT ở một số nhóm hàng đã có dấu hiệu giảm như: Mỳ chính, mũ bảo hiểm…

Tuy nhiên, ông Tín cũng nhận định: “Kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường. Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHTT vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn”.

Hiện nay, các phương thức, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT đang ngày càng tinh vi. Các đối tượng vi phạm có sự phân công chặt chẽ, hình thành các đầu mối chuyên cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện; đầu mối chuyên cung cấp các loại bao bì, tem, nhãn giả. Hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm, sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nguồn gốc xuất xứ và giao cho khách hàng đặt mua, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ... Đối tượng vi phạm cũng ngày càng đa dạng, trà trộn trong các khu dân cư, các làng nghề, vùng nông thôn... nên rất khó phát hiện.

Trong khi đó, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, chủ yếu vẫn là xử lý vi phạm hành chính, ít những vụ việc bị khởi tố hình sự. Một số văn bản quy phạm phát luật chưa thống nhất, thiếu đồng bộ gây khó khăn cho lực lượng thực thi. Ngoài ra, nguồn lực kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực của QLTT phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, xâm phạm quyền SHTT còn hạn chế. Lực lượng QLTT cả nước chỉ có 16 đội chuyên trách chống hàng giả và xâm phạm quyền SHTT, tập trung tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương, còn lại là kiêm nhiệm. Mỗi đội QLTT quản lý địa bàn một huyện hoặc một số huyện với biên chế bình quân từ 5-7 người.

Quản lý thị trường giúp người tiêu dùng phân biệt hàng giả, hàng nhái.

Quan trọng hơn cả là không ít những doanh nghiệp, chủ thể bị xâm phạm quyền SHTT chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình với cộng đồng, chưa tích cực hợp tác với lực lượng chức năng. Ý thức cộng đồng về chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...

Tổng hợp mọi nguồn lực

Trước thực tế đó, ông Tín cho biết, lực lượng QLTT đã, đang và sẽ cùng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường các giải pháp giám sát, đánh giá thị trường, xây dựng phương án đấu tranh hiệu quả. Các chi cục QLTT địa phương tập trung nguồn lực, chủ động triển khai các chuyên đề trọng điểm, nổi cộm nhằm tạo được hiệu ứng tích cực trên thị trường (nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, vật tư nông nghiệp, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất); thường xuyên trao đổi thông tin giữa các đơn vị; tăng cường trách nhiệm quản lý địa bàn- lĩnh vực, phòng chống tiêu cực, lành mạnh hóa đội ngũ công chức thực thi.

Đồng thời, lực lượng QLTT cũng phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, báo chí, hiệp hội, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cần tự nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống phân phối hàng hóa của mình để chủ động phát hiện, ngăn chặn hàng giả; nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

“Công tác đấu tranh phòng, chống nạn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm SHTT đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, cấp ủy và chính quyền địa phương, sự quyết tâm của lực lượng QLTT và các lực lượng thực thi khác, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các doanh nghiệp, hiệp hội, cuộc đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực”- ông Tín khẳng định.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có những cơ chế thuận lợi, khuyến khích để các doanh nghiệp, hiệp hội chủ động điều tra, phát hiện và hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền SHTT.

www.baocongthuong.com.vn (thkhanh)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tiêu điểm

4 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
AI có thể thay thế người thầy?
Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ khuyết tật do đa xơ cứng
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
Can thiệp bào thai bằng Laser đốt thông nối mạch máu, giảm ối cứu sống thành công 2 trẻ song sinh cực non
Văn bản Sở hữu trí tuệ  
 
 
Câu hỏi thường gặp  
 
Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi
Hiện nay nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với những truyền thống văn hóa, tập quán sản xuất. Điều này làm nên sự hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng hiện đại.


 

CASTI TiVi




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->