Ứng dụng [ Đăng ngày (31/05/2011) ]
Áp dụng quy trình chẩn đoán trước sinh bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne bằng kỹ thuật Multiplex Ligation - dependent Probe Amplification
Loạn dưỡng cơ Duchenne (Duchenne Muscular Dystrophy, viết tắt là DMD) là bệnh di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính X.

Phát hiện người mẹ mang gen bệnh, tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh sẽ giúp làm giảm tỷ lệ bệnh nhân DMD trong cộng đồng. Nhiều kỹ thuật và phương pháp chẩn đoán sớm căn bệnh này đã được nghiên cứu đưa vào ứng dụng. Các phương pháp chẩn đoán dựa trên lâm sàng thường đem lại chẩn đoán chính xác nhưng lại muộn, khiến cho sự can thiệp của người thầy thuốc hết sức hạn chế. Các kỹ thuật chẩn đoán sinh học phân tử phát triển trong những năm gần đây đã đem lại lợi ích đáng kể cho gia đình bệnh nhân.

Các tác giả Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn đã tiến hành đề tài với mục tiêu áp dụng quy trình chẩn đoán trước sinh bệnh DMD bằng kỹ thuật Multiplex Ligation - dependent Probe Amplification (MLPA). Quy trình được áp dụng trên 3 thai phụ có nguy cơ cao sinh con bị bệnh DMD. Trong 3 thai phụ, 1 thai phụ được phát hiện là người mang gen bệnh nên có chỉ định chọc ối; 2 thai phụ không phải là người mang gen nên không có chỉ định chọc ối và được tư vấn giữ thai. Kết quả chẩn đoán trước sinh cho thấy thai nhi là nam, không mang gen đột biến và thai phụ này cũng được tư vấn giữ thai. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quy trình chẩn đoán trước sinh bệnh DMD bằng kỹ thuật MLPA đã được hoàn thiện và áp dụng thành công ở Việt Nam. Điều này mở ra một triển vọng ứng dụng rộng rãi quy trình này ở các trung tâm chẩn đoán trước sinh tuyến trung ương.

Nasati
Theo http://www.vista.vn (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->