Ứng dụng [ Đăng ngày (31/05/2011) ]
Ứng dụng ảnh vệ tinh SPOT-5 để xây dựng bản đồ tài nguyên rừng phục vụ công tác điều tra, theo dõi diễn biến rừng
Mất rừng là nguyên nhân gây ra một loạt các hiện tượng như: lũ lụt, hạn hán… kéo theo đó là các tai biến về môi trường, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Những năm trước đây việc điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chủ yếu vẫn dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ hiện trạng rừng bằng phương pháp thủ công, vì vậy công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, độ chính xác không cao và thông tin thường không được cập nhật vì tình hình rừng và đất rừng luôn biến động.

Trong những năm gần đây, khi KH&CN viễn thám phát triển mạnh thì việc áp dụng công nghệ viễn thám vào lâm nghiệp là rất cần thiết vì kỹ thuật viễn thám với khả năng quan sát các đối tượng ở các độ phân giải phổ và không gian khác nhau, từ trung bình đến siêu cao và chu kỳ chụp lặp từ một tháng đến một ngày cho phép ta quan sát và xác định nhanh chóng hiện trạng lớp phủ rừng, từ đó có thể dễ dàng xác định được biến động rừng với độ tin cậy cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ viễn thám trong lâm nghiệp còn rất thiếu, đặc biệt là công nghệ xử lý ảnh số viễn thám tự động và bán tự động; các ảnh vệ tinh được sử dụng vẫn là các ảnh độ phân giải thấp, dẫn đến các kết quả thành lập bản đồ tài nguyên rừng và đánh giá biến động rừng cho độ chính xác không cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, các tác giả Trần Quang, Nguyễn Huy Hoàng đã tiến hành đề tài nghiên cứu ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao SPOT-5 để thành lập bản đồ tài nguyên rừng và đánh giá biến động cho khu vực bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến - Hòa Bình giai đoạn năm 2004-2009. Tác giả đã sử dụng chỉ số NDVI để phân loại tự động và đã xây dựng được ngưỡng phân loại cho ảnh vệ tinh năm 2004, 2009, đánh giá được độ chính xác của 2 ảnh phân loại này bằng chỉ số Kappa:

K(năm 2009) = 0,898, K(năm 2004) = 0,831. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân loại kết hợp giữa viễn thám và GIS để xây dựng được bản đồ hiện trạng rừng năm 2004, 2009, bản đồ phân bố trữ lượng năm 2009, bản đồ biến động rừng giai đoạn 2004-2009 và đã đưa ra được bảng ma trận biến động giữa các đối tượng rừng. Tác giả cũng đã đề xuất được quy trình công nghệ thành lập bản đồ biến động rừng từ ảnh SPOT-5. Đây là quy trình có khả năng ứng dụng cao trong chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 2011-2015.

Nasati
Theo http://www.vista.vn (pcmy)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Video

Nông nghiệp  
 
Tỉnh Hòa Bình: Hướng đến trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh có diện tích sản xuất cây ăn quả có múi khá lớn, chiếm 5% diện tích cả nước, giá trị thu nhập đạt 300 - 450 triệu đồng/ha/năm, thuộc diện cao nhất toàn quốc. Những năm qua, nhờ chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự chủ động của các hộ sản xuất, Hòa Bình đã hình thành những vùng hàng hóa lớn, tập trung, có điều kiện thâm canh cao. Đơn cử, như: Vùng sản xuất cam Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng sản xuất bưởi đỏ tại Tân Lạc; vùng sản xuất bưởi Diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn...


 
Xây dựng  
   



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->