Cơ khí [ Đăng ngày (30/12/2015) ]
Robot thu hoạch cà chua và dâu tây
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp do dân số già hóa và tỷ lệ sinh sụt giảm ở Nhật Bản, các kỹ sư nước này đặc biệt chú trọng phát triển các robot làm nông, điển hình là các robot thu hoạch cà chua và dâu tây ra mắt tại Triển lãm Robot Quốc tế gần đây.

Ảnh minh họa

Đầu tiên là robot thu hoạch cà chua tự động tên là UR5 do hãng sản xuất robot công nghiệp Squse ở Kyoto chế tạo, với sự hỗ trợ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) và Bộ Nông Lâm Ngư nghiêp Nhật Bản (MAFF). Về cơ bản, robot nặng 400 kg này được trang bị 1 camera và các cảm biến hình ảnh trên thân và hai cánh tay để nó nhận biết những chùm quả cà chua. Một khi phát hiện ra quả chín, 2 cánh tay của robot sẽ hái cà chua. Toàn bộ qui trình tìm và hái trái chỉ mất khoảng 20 giây.

Ngoài nguyên mẫu robot đang được thử nghiệm tại 2 tỉnh Nagasaki và Hokkaido, Squse cũng đang phát triển phiên bản thứ 2 với trọng lượng và kích thước nhỏ hơn, đồng thời cải tiến nguồn điện vận hành từ pin axít chì hiện tại sang pin lithium-ion.

Tương tự, Tập đoàn Panasonic cũng trình làng một robot hái cà được phát triển dựa trên công nghệ xử lý hình ảnh và các cảm biến giúp nhận diện trái chín. Trái cà hái bởi cánh tay robot được thả xuống một khoang chứa, nơi có sẵn một băng chuyền để đưa cà chua vào rổ. Robot này dựa vào các đường ống dẫn nước để di chuyển dễ dàng trong nhà kính. Panasonic cho biết họ đang thử nghiệm robot và dự kiến thương mại hóa nó trong vòng 2 năm tới.

Trong khi đó, sản phẩm robot do Đại học Utsunomiya phát triển phục vụ việc thu hoạch dâu tây, rồi đặt nó vào hộp đựng trước khi chuyển đi. Robot sử dụng một máy quét 3D để di chuyển dọc theo các kệ trồng dâu tây, rồi thông qua quá trình xử lý hình ảnh để đánh giá độ chín của dâu trước khi hái những trái vừa chín. Đặc biệt, các kỹ sư còn thiết kế loại hộp đựng dâu tây chuyên dụng giúp trái không bị dập trong khi vận chuyển.

An Nhiên
Theo Báo điện tử Cần Thơ (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->