Môi trường [ Đăng ngày (07/09/2015) ]
Tạo ra cảm biến ô nhiễm môi trường
Các nhà khoa học vừa phát triển một loại polymer rất nhạy đối với môi trường xung quanh, vật liệu sẽ đổi màu khi tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm hoặc các thay đổi cấu trúc vật lý. Công nghệ được các nhà khoa học MIT phát triển thành nhiều loại cảm biến khác nhau.

Loại gel này được làm từ một loại polymer phổ thông có tên gọi là polyethylene glycol, kết hợp với một số thành phần đất hiếm giúp vật liệu trở nên cứng và có khả năng tự lành, đặc biệt rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Khi vật liệu tiếp xúc với các hạt bụi ô nhiễm vật liệu sẽ đổi màu từ trắng sang đỏ hoặc xanh, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm môi trường.

Nếu dùng vật liệu này để làm lớp bao phủ trong các đường ống kim loại hoặc thiết bị máy móc, có thể giúp đánh giá chất lượng của vật liệu và có những phản ứng kịp thời khi vật liệu đổi màu.

Mặc dù trong thành phần đất hiếm có một ít chất độc hại, tuy nhiên không có tác động đáng kể khi áp dụng để làm cảm biến môi trường, nhóm nghiên cứu cho biết.

tdkhiem (tổng hợp)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->