Cơ khí [ Đăng ngày (19/06/2015) ]
Xây cầu bằng công nghệ in 3D
Hãng công nghệ MX3D của Hà Lan cho biết đang phối hợp với Tập đoàn xây dựng Heijmans lên kế hoạch xây dựng cây cầu đầu tiên bằng công nghệ in 3D.

Cánh tay robot trong dự án xây dựng cầu. Ảnh: weburbanist

Ngày 16/6, MX3D cho biết với việc sử dụng các máy in có tính năng như robot để vẽ ra các kết cấu thép theo định dạng 3D, Công ty này sẽ tạo ra một cây cầu đi bộ trên dòng kênh ở trung tâm thành phố Amsterdam. Dự án có thể sẽ được khởi công vào tháng 9 tới. 

Kế hoạch xây dựng trên đòi hỏi việc các máy in có cánh tay robot đi dọc dòng kênh theo dòng chảy 2 bên bờ của cây cầu và "in" ra những kết cấu phụ trợ cơ bản trong không gian chật hẹp. 

Theo nhà thiết kế Joris Laarman, nguyên lý cơ bản xây dựng cầu rất đơn giản. Họ kết nối một máy hàn hiện đại với một cánh tay robot công nghiệp. Cánh tay này được thiết kế đặc biệt làm nóng kim loại tới khoảng 1.500 độ C để hàn chắc chắn từng mối hàn trong kết cấu, đồng thời sử dụng phần mềm thông minh Autodesk trên máy tính để vẽ lại thiết kế tinh vi tới từng chi tiết cũng như điều khiển các máy hàn in những hình khối kim loại có kết cấu cực kỳ phức tạp. 

Người phát ngôn của Hãng MX3D Eva James khẳng định cánh tay robot từng được sử dụng để in các kết cấu kim loại nhỏ hơn, nhưng tới nay, cây cầu nói trên sẽ là công trình đầu tiên được xây dựng bằng công nghệ in hiện đại trên quy mô lớn.

Bà Eva james cũng cho biết MX3D hy vọng cây cầu này sẽ là bước tiến đầu tiên hướng tới những kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng các công trình, đặc biệt là những công trình tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như thi công như các tòa nhà cao tầng. Một điều đặc biệt khác đó là kỹ thuật hiện đại nói trên sẽ góp phần thay thế các giàn giáo do các cánh tay robot sử dụng các kết cấu tinh vi mà chúng in ra để làm giá đỡ.

Hiện các nhà thiết kế đang thảo luận với Hội đồng TP Amsterdam để thống nhất về vị trí triển khai dự án mà họ hy vọng sẽ hoàn thiện vào giữa năm 2017 tới đây. Trong khi đó, giới chuyên môn nhận định công nghệ in 3D có thể trở thành công nghệ tiêu chuẩn cho việc xây dựng các công trình trong tương lai.

Hoàng Lâm
Theo www.chinhphu.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->