Động vật thí nghiệm là thỏ giống cái đã trưởng thành. (Ảnh: sưu tầm)
Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của viên đặt C.T.K thông qua việc xác định nồng độ ức chế tối thiểu của thuốc đối với một số chủng vi khuẩn mẫu và một số chủng vi khuẩn gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới được phân lập từ người bệnh, thăm dò tác dụng của thuốc C.T.K đối với pH âm đạo động vật thí nghiệm.
Đối tượng nghiên cứu gồm: các chủng vi khuẩn dùng làm kháng sinh đồ: Các chủng mẫu quốc tế (Staphylococcus aureus ATCC 25923, Escherichia coli ATCC 25922); các chủng vi khuẩn phân lập được qua các mẫu bệnh phẩm; động vật thí nghiệm là Thỏ gống cái đã trưởng thành, khỏe mạnh, đảm bảo chỉ tiêu về sinh lý, trọng lượng trung bình 2,2-2,5 kg.
Nhóm tác giả đã sử sụng phương pháp về tính kháng khuẩn của thuốc C.T.K và thăm dò tác dụng của thuốc C.T.K đối với pH âm đạo thỏ thí nghiệm.
Qua thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc C.T.K như sau:
- Với các chủng khuẩn mẫu: Thuốc có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển của các vi khuẩn S. aureus ATCC 25923 ở nồng độ thuốc pha loãng 1/100.
- Với các chủng vi khuẩn phân lập được từ bệnh nhân viêm nhiễm đường sinh dục dưới:
+ Với tụ khuẩn vàng: thuốc có khả năng ức chế 100% vi khuẩn phát triển ở nồng độ thuốc pha loãng 1/50; 96,66% chủng vi khuẩn ở nồng độ thuốc pha loãng 1/75; 80,0% chủng vi khuẩn ở nồng độ thuốc pha loãng 1/100; 63,33% chủng vi khuẩn ở nồng độ thuốc pha loãng như đối với chủng vi khuẩn mẫu (1/150); ở nồng độ thuốc pha loãng 1/200 thuốc không có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển.
+ Với trực khuẩn E. coli: thuốc có khả năng ức chế 90% vi khuẩn phát triển ở nồng độ thuốc pha loãng 1/50; 76,66% chủng vi khuẩn phát triển ở nồng độ thuốc pha loãng 1/75; ở nồng độ thuốc pha loãng như đối với chủng vi khuẩn mẫu (1/100) thuốc có khả năng ức chế 66.66% chủng vi khuẩn; ở nồng độ thuốc pha loãng 1/150 và 1/200 thuốc không có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển.
- Ở nồng độ thuốc pha loãng như các chủng vi khuẩn mẫu: khả năng kháng khuẩn của thuốc C.T.K giữa các chủng E. coli và tụ cầu khuẩn vàng phân lập được là như nhau (p > 0,05).
Bên cạnh đó, thuốc còn có xu hướng làm giảm pH âm đạo động vật thí nghiệm trong quá trình đặt thuốc, viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường là sự phối hợp của các tác nhân, cần nghiên cứu bổ sung vào thuốc một số hoạt chất chống nấm, trichomonas, để có thể mở rộng phạm vi chỉ định của thuốc. |