Cơ khí [ Đăng ngày (08/02/2015) ]
Các robot cứu hỏa trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới thiết kế và thử nghiệm nhiều loại robot được trang bị hệ thống cảm biến, camera hiện đại, giúp chữa cháy và hỗ trợ nhân viên cứu hỏa.

1-8165-1422932655.jpg

Robot Thermite là sản phẩm nghiên cứu của công ty công nghệ Howe and Howe tại Mỹ. Nó có thể bơm 2.000 lít nước mỗi phút hoặc cung cấp lượng nước như các loại phương tiện chữa cháy khác. Thiết kế vành lăn kép cho phép robot đi vào khu vực có địa hình khó di chuyển và nguy hiểm, tiến gần ngọn lửa hơn. Nó không thể thay thế con người, nhưng có thể giúp nhân viên cứu hỏa an toàn hơn khi làm nhiệm vụ. Thermite được điều khiển từ xa từ khoảng cách 400 m. Ảnh: technabob.com

OctaviaFire-7305-1422932655.jpg

Octavia có thể đi qua các đám cháy, thực hiện chỉ dẫn theo ngôn ngữ ký hiệu từ một người chỉ huy và dập tắt ngọn lửa bằng ống dẫn khí hoặc nước. Robot của Mỹ được trang bị camera hồng ngoại, có thể hiểu được ngôn ngữ ký hiệu hay mệnh lệnh bằng giọng nói, là thiết bị đồng hành với con người khi chữa cháy. Ảnh:Wired

3-6943-1422932655.jpg

Robot này có tên là ASH, do trung tâm nghiên cứu Hải quân của Mỹ tài trợ nghiên cứu và chế tạo. ASH có thể theo cầu thang, tiếp cận những lối đi hẹp và phản ứng lại các hành động của con người. Nó cũng được thiết kế đặc biệt tính năng hoạt động trên tàu chiến. Hệ thống camera hồng ngoại cải thiện tầm nhìn cho robot ở những nơi bao phủ khói bụi dày đặc của đám cháy. Ảnh: Robotics and Mechanisms Laboratory/Virginia Tech

2-5960-1422932655.jpg

Dựa trên phiên bản của ASH, các nhà khoa học Mỹ tiếp tục chế tạo robot SAFFiR cho các hoạt động phát hiện và dập tắt đám cháy trên tàu biển. SAFFiR có kích thước tương đương con người, có thể chịu được mức nhiệt đến 500 độ C và "kề vai sát cánh" cùng nhân viên cứu hỏa trong những nhiệm vụ nguy hiểm. Ảnh: Naval Research Laboratory

4-JPG-7445-1422932655.jpg

Công ty công nghệ quốc phòng QinetiQ của Anh thiết kế 4 loại robot phục vụ cho mục đích dập tắt các vụ cháy liên quan đến khí acetylene công nghiệp. Những đám cháy này là mối de dọa với lính cứu hỏa, vì nguy hiểm vẫn rình rập thậm chí sau khi họ dập tắt ngọn lửa. Không chỉ nguy hiểm, những đám cháy kiểu này còn khiến toàn bộ khu vực phải được phong tỏa trong vòng 24 giờ.

Với sự hỗ trợ của robot, toàn bộ quá trình  chỉ kéo dài chưa đầy ba giờ. Các thiết kế của QinetiQ đã chứng minh tính hiệu quả trong hoạt động thử nghiệm. Ảnh: Qinetiq

402225-9793-1422932655.jpg

Xe cứu hỏa robot được triển khai tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, năm 2007, thực hiện nhiệm vụ trong các nhà máy hóa chất hay nhà kho chứa vốn nguy hại với con người. Nó được điều khiển từ xa, di chuyển với vận tốc 3,6 km/h, leo dốc 30 độ và vượt hàng rào cao 25 cm. Điểm mạnh của phương tiện này là khả năng vòi phun nước xa 65 m, có thể tự "làm mát" khi nhiệt độ quá cao. Đầu dò phát hiện tín hiệu của nạn nhân, trong khi camera sẽ ghi lại hình ảnh và âm thanh tại khu vực có cháy. Ảnh: china.org.cn

robot-fire-fighter-5671-1422932655.jpg

Trang bị hệ thống camera và cảm biến, Guardrobo D1 "tuần tra" dọc theo con đường lập trình sẵn và phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm. Robot cao 109 cm này sẽ cảnh báo con người qua radio hoặc gửi hình ảnh về nguy cơ cháy nổ, rò rỉ hay kẻ xâm nhập. Đây là nghiên cứu của các chuyên gia Nhật. Ảnh: hackedgadgets.com

Anh Hoàng (tổng hợp)
Theo Vnexpress.net (ltnhuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->