Cơ khí [ Đăng ngày (29/07/2014) ]
Máy bay lai
Để kết hợp sự năng động của trực thăng và khả năng bay cao, xa của máy bay thông thường, hãng Elytron Aircraft LLC ở Mountain View, California đang thiết kế dòng máy bay có tên gọi Elytron S2.

Mặc dù đã có một số dự án phát triển máy bay lai trong thời gian gần đây như Bell V-280, AugustaWestland Zero, AW609 nhưng chỉ phục vụ trong quân đội các nước Mỹ, Israel, Nhật Bản, chưa có phiên bản dân sự.

Elytron S2 được trang bị tiltrotor (cánh xoay nghiêng) với hiệu suất cao hơn, đặc biệt quá trình bay chuyển đổi theo chiều dọc - ngang nên cho ra sản phẩm kết hợp giữa trực thăng và máy bay cánh cố định. 

Nó có thể ứng dụng trong các dịch vụ y tế khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, taxi bay, thăm dò dầu khí… Cấu hình hộp cánh Prandtl thoạt nhìn có vẻ kỳ lạ nhưng thực ra không mới, mà chỉ là biến thể nâng cao vì trong thời kỳ đầu của ngành hàng không người ta đã từng sử dụng loại cánh máy bay gần giống thế này (tiên phong là phi công Louis Bleriot vào năm 1906). Cấu trúc cánh này gần đây cũng được hãng Lockheed Martin dùng cho một loại máy bay phản lực.

Thiết kế của Elytron 2S gồm 2 cặp cánh, một cặp thiết lập chuyển tiếp trên thân máy bay và quét ngược về sau, cặp cánh thứ hai được đặt ở đuôi máy bay và quét về phía trước. Mũi và đuôi cánh được liên kết tạo thành một hộp lệch, cách bố trí này giúp nó nhẹ hơn nhưng hoạt động mạnh mẽ hơn. Không chỉ tiết kiệm nhiên liệu mà cánh hộp cũng ổn định hơn thông thường. Hộp cánh Prandtl rất thích hợp với đường băng ngắn khi cất cánh cũng như hạ cánh.

Máy bay lai S2 có tốc độ gấp 3 lần trực thăng thông thường, các cánh quạt không cần phải dừng trong trường hợp cần hạ cánh khẩn cấp và còn có thể cài đặt thêm dù hỗ trợ. Nó sẽ tiến hành bay thử nghiệm trong năm tới.

Tạ Xuân Quan
Theo Báo Thanh Niên (tdkhiem)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->