Giáo dục [ Đăng ngày (20/06/2014) ]
Ôn tập theo hệ thống và chủ điểm
Nhiều thí sinh lo lắng trước việc ôn thi CĐ, ĐH môn văn: không biết phải ôn tập những phần nào, nội dung giới hạn kiến thức quá nhiều nên không biết bắt đầu ôn từ đâu...

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2013 làm bài thi môn văn - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Mặc dù xu hướng đề thi gần đây theo hướng gợi mở để tránh học tủ, học vẹt nhưng thí sinh cũng cần hình dung có bao nhiêu dạng đề bài sẽ ra để xây dựng dàn bài hợp lý. Ví dụ: về thơ có dạng đề phân tích/cảm nhận về một khía cạnh bao trùm bài thơ, hoặc một đoạn thơ. Chẳng hạn bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh), đề có thể yêu cầu về hình tượng "sóng" trong bài thơ hoặc vài đoạn thơ bất kỳ. Tương tự, về văn xuôi có các dạng đề bài phân tích/cảm nghĩ về nhân vật, tình huống, một khía cạnh như giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, bút pháp nghệ thuật... Các thể loại khác là văn chính luận, kịch... đều có cách, hướng phân tích riêng. Thế nên, điều cần thiết là thí sinh cần hình dung, xây dựng một dàn ý cho từng dạng đề bài để ôn bài có hệ thống, nhanh chóng và hiệu quả.

Lợi ích ôn theo hệ thống

 

Sẽ không làm khó thí sinh với đề thi

Hiện nay nhiều thí sinh thắc mắc không biết đề thi môn văn và ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay có đổi mới như kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không. Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết: “Chủ trương của Bộ là sẽ đổi mới nhưng đảm bảo đồng bộ và không làm khó thí sinh. Những thí sinh có năng lực thực sự cứ yên tâm vì đề thi sẽ hướng tới việc phát huy năng lực của thí sinh”.

Vũ Thơ

Việc ôn tập theo hệ thống giúp thí sinh có cái nhìn theo nhóm thể loại. Cả chương trình ôn thi lớp 11 và 12 quy về các thể loại sau: văn chính luận, nghị luận; thơ ca; truyện ngắn, tiểu thuyết; tùy bút, bút ký; văn bản kịch.

Theo cách này, thí sinh sẽ  ôn tập đúng hướng nội dung từng thể loại (vì mỗi thể loại có đặc trưng riêng) và tiên đoán trước dạng đề bài mà đề thi sẽ cho. Ví dụ, khi ôn các văn bản kịch (như Hồn Trương Ba, da hàng thịt) phải chú ý đến các mâu thuẫn xung đột kịch vì bản chất của kịch là xung đột, và tìm hiểu từ các mâu thuẫn ấy tác phẩm rút ra ý nghĩa gì? Hay khi ôn các tác phẩm thuộc thể loại chính luận (như Tuyên ngôn độc lập) chú ý nhiều nhất là nghệ thuật lập luận. Như vậy, dạng đề ra đối với văn bản chính luận phổ biến hơn cả là phân tích nghệ thuật lập luận của một phần tác phẩm hoặc toàn bộ tác phẩm...

Cũng cần có cái nhìn hệ thống toàn bộ giới hạn nội dung ôn thi. Giới hạn này nằm ở 2 bài khái quát văn học: Khái quát VHVN từ đầu TK XX đến CMT8 năm 1945 (lớp 11) và bài Khái quát VHVN từ CMT8 năm 1945 đến hết TK XX (lớp 12). Hai bài này giúp thí sinh hệ thống toàn bộ tác phẩm có trong nội dung ôn thi; nắm được các đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn văn học (tính hiện đại hóa, cách mạng hóa, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn...); nắm được từng tác phẩm thuộc giai đoạn nào của quá trình phát triển văn học; sự phân hóa của các xu hướng văn học (văn học lãng mạn, hiện thực, cách mạng), tác phẩm nào thuộc thời kỳ nào (chống Mỹ, chống Pháp, hoặc thời kỳ đổi mới sau 1975)... Từ đó có cơ sở hiểu đúng nội dung tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ, nghệ thuật, chính trị... của từng tác phẩm và chùm tác phẩm.

Chẳng hạn khi phân tích các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 - 1945, như Chí Phèo hoặc đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ) thì cần thấy đặc trưng của văn học hiện thực phê phán là gì? Đâu là ưu điểm, đâu là hạn chế... Hoặc như khi ôn tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa cần thấy đây là tác phẩm viết trong thời kỳ đổi mới sau 1975, nên chú trọng đến cảm hướng thế sự, đời tư, mang tính nhân bản, nhân văn về đời sống con người trong xã hội chứ không phải đề tài yêu nước, chống Pháp hay chống Mỹ...

Các chủ điểm cần lưu ý

Cần lưu ý dạng đề bài theo chủ điểm thường được ra trong các kỳ tuyển sinh gần đây.

Việc ôn tập theo chủ điểm giúp người học có cái nhìn trong quan hệ tương quan, so sánh nhiều tác phẩm. Như thế sẽ dễ nhớ và cũng không mất nhiều thời gian khi ôn.

Có nhiều chủ điểm như: về đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật, cảm hứng tư tưởng, bút pháp nghệ thuật, phong cách tác giả... Chẳng hạn về đề tài đất nước có các bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Đất nước (Nguyễn Đình Thi); về đề tài tình yêu có Vội vàng (Xuân Diệu), Tương tư (Nguyễn Bính), Sóng (Xuân Quỳnh); về vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ có các nhân vật Mị, cụ Tứ, người đàn bà hàng chài...; về vẻ đẹp của các con sông có sông Đà, sông Hương; về cảm hứng lãng mạn cách mạng có Tây Tiến, Việt Bắc, Vợ chồng A Phủ...; về khuynh hướng sử thi, chủ nghĩa anh hùng cách mạng có Việt Bắc, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình...; về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo có Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt...; về phong cách nghệ thuật, bút pháp sáng tác có các tác giả Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường...

 

Cần đổi mới cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn sử

Nhiều lần chúng tôi thắc mắc tại sao học sinh không mặn mà với việc học và chọn thi môn sử và tại sao ngoại ngữ là môn có tính ứng dụng để giao tiếp mà đề thi lại ra theo hình thức trắc nghiệm, còn môn sử thì không.

Tôi cho rằng không hẳn do chương trình - sách giáo khoa, cũng không nên đổ lỗi cho cách dạy và học, mà cái chính là ở cách ra đề kiểm tra.

Đề thi môn sử chỉ chú trọng đến việc tái hiện. Nghĩa là học sinh phải nhớ, phải thuộc thì mới làm bài được. Trong thời buổi công nghệ "số hóa" đang bủa vây giới trẻ, việc ra đề như thế làm học sinh ngán ngẩm. Theo tôi, việc ra một đề thi của môn nào phải nắm được đặc trưng, bản chất của môn ấy. Ví dụ, khi so sánh môn lịch sử với môn ngữ văn ta thấy bản chất có khác nhau. Nếu môn ngữ văn là đọc hiểu - cảm nhận - viết; thì môn lịch sử là nhớ - tái hiện - bình luận.

Vì thế nên chăng Bộ GD-ĐT cần thay đổi cấu trúc đề thi môn lịch sử theo cấu trúc như sau: phần 1 (trắc nghiệm/nhớ ) - 4 điểm; phần 2 (viết/tái hiện) - 3 điểm; và phần 3 (viết/bàn luận: ý kiến cá nhân, dạng câu hỏi mở, về một sự kiện lịch sử ) - 3 điểm.


Trần Ngọc Tuấn (Trường THPT Lý Tự Trọng, TP.HCM)
Theo www.thanhnien.com.vn (ttncac)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Sự kiện  
   

Tiêu điểm

4 triệu chứng chính của ung thư đại tràng
Bộ não bị lão hóa nhanh là do ảnh hưởng từ 64 gene
Ứng dụng di động hỗ trợ phục hồi chức năng liệt nửa người do đột quỵ
Microsoft cáo buộc nhóm tin tặc đứng sau mạng lưới Deepfake AI
Công nghệ lưu trữ lượng tử vừa đạt đột phá: Chứa 5.000 phim 4K trên một tinh thể bé hơn đầu ngón tay?
Sony tuyên bố hợp tác gây chấn động ngành game, mang tính năng độc quyền trên AMD RX 9000 đến PS5 Pro, vạch ra tương lai cho PS6
Đại học Harvard công bố 4 loại trái cây giúp hỗ trợ sống 'trường thọ' nên ăn thường xuyên
AI có thể thay thế người thầy?
Ăn nhiều cá có thể giảm nguy cơ khuyết tật do đa xơ cứng
Startup xe điện Dat Bike đã không còn "trong tay” người Việt
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
Chuyên gia Phạm Chi Lan chỉ ra 4 điểm yếu của các nhà sáng lập Việt: Nhiều startup cho rằng xuất khẩu được mới 'oai', trong khi thị trường nội còn khó hơn ngoại
Startup KAMEREO ‘ấm bụng’ trong ‘mùa đông gọi vốn’: Hoàn tất vòng Series B với 7,8 triệu USD từ 5 ‘đồng hương’ Nhật Bản
Founder - CEO Amslink: Kiến tạo tương lai Anh ngữ cho thế hệ trẻ Việt
Can thiệp bào thai bằng Laser đốt thông nối mạch máu, giảm ối cứu sống thành công 2 trẻ song sinh cực non



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->