Xã hội-Nhân văn [ Đăng ngày (14/06/2014) ]
Nhận xét thực trạng mòn răng và nhạy cảm ngà trên nhóm sinh viên chuyên sâu bơi Trường ĐH Thể dục Thể thao từ Sơn – Bắc Ninh năm 2013
Nghiên cứu do các tác giả Vũ Mạnh Tuấn, Hà Ngọc Chiều, Tống Minh Sơn, Nguyễn Mậnh Cường, Bùi Quang Đồng - Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt - Đại Học Y Hà Nội thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu  nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của việc thường xuyên phải tiếp súc với nguồn nước bể bơi được sử lý bằng Chloride đến thực trạng mòn răng và nhạy cảm ngà trên nhóm sinh viên lớp chuyên sâu bơi trường Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn – Bắc Ninh năm 2013; khảo sát thực trạng nhạy cảm ngà ở nhóm sinh viên trên.

Đề tài đã áp dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 56 sinh viên > 18 tuổi trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn – Bắc Ninh, được chọn ngẫu nhiên từ tổng số 90 sinh viên lớp chuyên sâu bơi lội của trường. Tổn thương mòn răng được khám và đánh giá dựa trên chỉ số TWI của Smith B.G.N và Knight J.K (năm 1984). Sử dụng test Schiff để đánh giá  tình  trạng  nhạy  cảm  ngà.

Qua thời gian nghiên cứu kết quả cho thấy, tỷ  lệ  mòn răng  rất  cao  chiếm  96,43%: vị  trí mòn ở cổ răng chiếm 68,98%, mặt nhai chiếm 16,54%, mặt ngoài chiếm 14,24%, mặt trong chiếm 0,25 %; mòn răng mức độ 1 chiếm 97,71%, mức độ 2 chiếm 2,29%. Tỷ lệ  có nhạy cảm ngà khá cao chiếm 17,86%: nhạy cảm với kích thích lạnh 50,94%, kích  thích chua 30,19%, kích thích ngọt 7,55%,  kích thích khác 11,32%.

Tóm, lại, tỷ lệ mòn răng và nhạy cảm ngà của sinh viên bơi lội ở mức khá cao (96,43% có mòn răng, 17,86% có nhạy cảm ngà), việc tiếp súc với nguồn nước bể bơi được sử lý bằng Clo trong thời gian dài mà không có các biện pháp bảo vệ có thể là yếu tố nguy cơ chính gây mòn răng và nhạy cảm ngà. 

T.H
Theo TC Y học thực hành (905) – Số 2/2014
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu: “Bổ sung POLYSACCHARIDES chiết xuất từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) vào thức ăn ương tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)” do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Trường Giang, Vũ Hùng Hải – Trường Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ; Trần Nguyễn Hải Nam – Khoa phát triển nông thôn, Trường đại học Cần Thơ thực hiện.





© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->