Sống xanh [ Đăng ngày (13/06/2014) ]
Chiến dịch bảo tồn 1.600 con gấu trúc
1.600 con gấu trúc làm bằng giấy có mặt tại nhiều địa điểm trên thế giới trong chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã và nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên.

Gấu trúc được làm từ giấy tái chế, gạo và các loại sơn thân thiện với môi trường. Chúng có thể ở ngoài trời trong điều kiện thời tiết tốt hoặc mưa nhỏ. Ảnh: CRI

 

Theo các chuyên gia của Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF), hiện chỉ còn khoảng 1.600 con gấu trúc sống trong môi trường tự nhiên. Với số lượng ít ỏi này, gấu trúc được xếp vào danh sách các loài động vật đang gặp nguy hiểm. Ảnh: Shanghaiist

 

Tại Hong Kong, gấu trúc sẽ có mặt tại 10 địa điểm. Sự xuất hiện của chúng dự kiến sẽ thu hút sự chú ý của người dân và đông đảo khách du lịch, giới thiệu chiến dịch bảo tồn gấu trúc ở Hong Kong và nhiều quốc gia khác. Ảnh: AP

 

Trước đó, đàn gấu trúc đã xuất hiện ở thành phố khác như Berlin, Paris, Đài Loan. Đây là nơi sinh sống của một số đàn gấu trúc trên thế giới. Ảnh: CRI

 

Paulo Grangeon, người thiết kế đàn gấu trúc, cho biết hoạt động này sẽ đưa ra một thông điệp về bảo tồn thiên nhiên và tác động hiệu quả hơn so với phương thức tuyên truyền hình ảnh hay các buổi thảo luận. "Tôi hy vọng mọi người sẽ nhận thức được rằng gấu trúc đang gặp nguy hiểm. Không chỉ gấu trúc mà nhiều loài động vật, thực vật và các đại dương cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng", ông nói. Ảnh: CRI

 

Một nhóm người mặc trang phục hóa trang thành gấu trúc, giơ cao các tấm bảng in dòng chữ Chào đón 1.600 con gấu trúc đến Hong Kong. Ảnh: CRI

 

Hình ảnh gấu trúc trên máy bay, cùng bữa ăn bao gồm cà rốt và lá tre trên chuyến bay đến Hong Kong, được ghi lại trong một video do WWF thực hiện. Ảnh: Shanghaiist

Theo VnExpress (nthctu)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Tập tục tu báo hiếu học làm người vùng Bảy Núi
Mùa hè cũng là lúc cao điểm số đông thanh niên Khmer (đặc biệt là vùng Bảy Núi, An Giang) bắt đầu vào mùa tu báo hiếu. Đây là một tập tục truyền thống lâu đời mang ý nghĩa báo hiếu ông bà, cha mẹ theo tín ngưỡng Phật giáo Nam tông Khmer của đồng bào Khmer.




Video




© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->