Cơ khí [ Đăng ngày (13/04/2014) ]
Chế tạo robot từ phế liệu
Robot có hình dáng và kích thước lớn như nhân vật thật trong bộ phim Transformer nổi tiếng được nông dân ở Trung Quốc chế tạo bằng phế liệu và vật liệu cũ.

a3b122d7-cc64-4582-8ba9-9d9a9e-7352-9493

Chế tạo các mẫu robot khổng lồ là sáng kiến của một người nông dân có tên là Liu Xianhui ở thị trấn Shengjing thuộc thành phố Chương Khâu, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

f3890c51-e76a-43a7-89f2-94aeed-6491-5966

Sau khi lên ý tưởng, Liu đã tập hợp một nhóm gồm 11 người, cũng là nông dân, để thiết kế và lắp ráp các mẫu robot này bằng cách sử dụng vật liệu cũ. Ảnh: Xinhua

6-2822-1396255303.jpg

Các robot được chế tạo được lấy cảm hứng từ Transformer như Optiums Primes, Bumblebee, Megatron... Robot lớn nhất có chiều cao khoảng 60 m và nặng gần 5 tấn. Ảnh: iqilu.com

5-9781-1396255303.jpg

Tất cả robot đều được làm từ các loại vật liệu không dùng đến, lấy từ ô tô hay xe máy cũ, hỏng. Các nguyên vật liệu này tương đối dễ tìm và có chi phí thấp, phù hợp với khả năng của nhóm chế tạo nông dân. Ảnh: iqilu.com

7-7784-1396255304.jpg

Không chỉ có kích thước và hình dáng như thật, những robot này còn có thể chuyển động chứ không đứng yên một chỗ. Ảnh: iqilu.com

3729fcd2-0863-4e97-9de5-527421-1943-4476

Địa điểm chế tạo và lắp ráp robot nằm ở một bãi phế liệu trên trang trại hẻo lánh ở thành phố Tế Nam, thuộc tỉnh Sơn Đông. Trong ảnh, một nông dân đang kiểm tra lại các bộ phận của một robot trong bộ sưu tập. Ảnh: Xinhua

8-7233-1396255304.jpg

Li Hung, 21 tuổi, một công nhân bán thời gian tại bãi phế liệu, là người hoàn thiện robot Transformer đầu tiên. Li cho biết anh muốn làm được một thứ gì đó bắt mắt bằng cách sử dụng các bộ phận đã bị bỏ đi, để có thể thu hút sự quan tâm đến công việc của những người ở đây và nhờ đó họ sẽ có nhiều khách hàng hơn. Ảnh: iqilu.com

826bc0f2-c7eb-4dbe-9517-f59aa6-6346-1571

Quy trình chế tạo và lắp ráp robot bắt đầu bằng việc đầu tiên là tải các hình ảnh robot từ trên mạng. "Trước khi bắt đầu lắp ráp, chúng tôi không phác họa các bản vẽ", Guojun Long, một thành viên trong nhóm, cho hay. Một số lượng lớn robot được chế tạo dựa trên trí tưởng tượng, vì mỗi robot đều trông khác biệt và các bộ phận giống nhau không thể được sử dụng lại. Ảnh: Xinhua

e1fcf14b-57ae-48ac-be4f-ff414f-8259-6957

Trong vòng 4 tháng, nhóm nông dân ở tỉnh Sơn Đông đã lắp ráp thành công 40 robot. Ảnh: Xinhua

Linh Anh
Theo Vnexpress.net (ltnhuong)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->