Cơ khí [ Đăng ngày (13/02/2014) ]
Xuồng du lịch kết hợp đổ bộ
Công ty Interconn của Canada đang đưa ra các mẫu thử nghiệm loại xuồng đa năng ATASD, loại xuồng nhỏ gọn có thể xông pha trên tuyết, sình lầy và nước.

Ảnh minh họa

Tuy là xuồng nhưng hệ động lực của ATASD sử dụng cánh quạt không khí, thay cho chân vịt truyền thống. Cấu trúc thân xuồng là cao su, gồm 3 phao, độ bền cao, được bom hơi nên kết hợp các tính năng tốt nhất của các loại xuồng. Để lực ma sát giảm thấp mà lực đẩy tăng cao, xuồng sử dụng một hệ nâng đệm khí ở đáy, nhờ các cơ cấu “vây”, giống như các thuyền cao tốc du lịch.

Áp suất không khí trong phao có thể được điều chỉnh, tùy thuộc vào mặt nước, băng tuyết, bùn cứng hoặc mềm. Nó hoạt động được cả khi sóng nước cao hơn 1m, tốc độ gió ngược tới 37km/h

ATASD nặng 540 kg, có tải trọng hàng hóa tới 850 kg, mang theo 1 người lái và 6 hành khách ngồi (nếu đứng thì chở được 9 người).

Công suất động cơ cánh quạt đuôi của ATASD 140 mã lực chạy nhờ một động cơ dung tích 2 lít . Đây là loại động cơ 4 thì Ford Duratec, có thể đưa tốc độ của xuồng lên đến 90 km/h trên mặt nước, hoặc 120 km/h trên băng hoặc tuyết.

Đường kính guồng quạt  khoảng 1,7m, cơ cấu lái sử dụng hai phiến kim loại, cấu tạo như hai tấm cánh đuôi máy bay.

Xuồng tiêu thụ 18 - 22 lít xăng/giờ; giá dự kiến từ 59.000 -  68.000 USD.

Xuồng ATASD rất thuận lợi trong cứu nạn, du lịch hoặc trinh sát trên vùng sình lầy, sông nước.

Trần Minh
Theo www.chinhphu.vn (ntbtra)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học từ hệ thống xử lý nước thải cơ sở giết mổ gia súc thành sinh khối nuôi giun quế (Perionyx Excavatus)
Giun quế hay còn gọi là giun đỏ được nuôi và sản xuất thương mại ở nhiều địa phương. Trong nông nghiệp, giun quế được xem là loại thức ăn sạch, giàu đạm bổ sung dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, phân giun quế cũng được đánh giá là một chế phẩm phân hữu cơ sinh học rất tốt cho nhiều loại cây trồng, sử dụng thay thế phân vô cơ, như giải pháp để sản xuất các loại rau sạch, an toàn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các trang trại chăn nuôi thường tận dụng phân gia súc, gia cầm kết hợp với rơm rạ hoặc rác thải sinh hoạt để nuôi giun quế. Nuôi giun qué bằng phân tươi của động vật có thể gây ra các vấn đề liên quan an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường.




Video  
 
 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->