Cơ khí [ Đăng ngày (22/01/2014) ]
Máy bay cấu trúc cánh tà liền khối
Loại “cánh tà liền khối” trên cánh máy bay cho phép thay đổi diện tích hình học, tăng lực nâng lại giảm tiếng ồn, tiết kiệm nhiên liệu.

Cơ cấu thả-thu cánh tà truyền thống có khe hở gây tiếng ồn, tăng lực cản

Để tăng lực nâng khi cất cánh và hạ cánh, máy bay phải sử dụng cơ cấu thả và thu cánh tà. Tuy nhiên, do cánh tà buộc phải có “khe hở” ở nơi tiếp giáp với cánh cố định nên gây ra tiếng ồn và lực cản. Còn cánh tà (flaps) liền khối (gọi là FlexFoil) không có khe hở sẽ khắc phục được nhược điểm trên.

Cánh tà liền khối có hệ xoắn-đẩy bên trong, tạo độ chếch của cánh từ -9 độ đến +40 độ để thay đổi lực nâng.

Phần cánh tà liền khối này được làm từ vật liệu hàng không vũ trụ, tích hợp vào mép sau của cánh máy bay. Nhờ tính chất đàn hồi của vật liệu, lại có cơ cấu thay đổi diện tích, góc chếch tạo lực nâng mà không cần kết cấu cơ khí cồng kềnh. Cánh tà FlexFoil cho phép giảm tiếng ồn và tiết kiệm nhiên liệu lên đến 12%.

Hệ thống FlexFoil không còn khe hở, làm giảm tiếng ồn do gió “rít” đến 405, không còn hiện tượng đóng băng ở khe tiếp giáp. Với cơ số máy bay vận tải thân rộng có thể tiết kiệm khoảng 140 triệu USD mỗi năm.

Người ta đã thay thế cánh tà liền khối ở đuôi của máy bay Gulfstream. Giờ đây các thiết bị truyền động nặng nề của cơ cấu thả cánh tà cũ không còn nữa, trọng lượng máy bay giảm nhẹ, cũng làm giảm tiêu hao đáng kể nhiên liệu.

Đề án nghiên cứu về cánh tà liền khối của Công ty Ann Arbor (gọi là chương trình AIAA) sẽ được trình diễn tại SciTech 2014 Washington, Mỹ.

Trần Danh Bảng
Theo www.chinhphu.vn (dnttrang)
In bài viết  
Bookmark
Ý kiến của bạn

Nghiên cứu thành phần khí phát sinh từ đốt viên nén nhiên liệu rác thải nhựa và trấu
Hiện nay, rác thải rắn đô thị (municipal solid waste - MSW) là vấn đề lớn cần giải quyết ở quy mô toàn cầu. Rác thải MSW gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường đất, nước và không khí. Một vấn đề lớn trong đó là rác nhựa theo thời gian và dưới tác động của tia UV từ mặt trời sẽ phân rã thành những mảnh vi nhựa và phát tán ra môi trường nước làm cho các loài thủy sinh vật có nguy cơ bị nhiễm vi nhựa vào cơ thể của chúng. Sinh vật biển nhiễm vi nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là nguyên nhân lớn gây suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái biển. Một số công nghệ được áp dụng phổ biến cho xử lý rác thải MSW là chôn lấp, tạo phân bón cây trồng, đốt bỏ, đốt có thu hồi năng lượng, tạo ra khí nhiên liệu,…. Xét theo khía cạnh năng lượng, rác thải MSW nói chung và rác thải nhựa nói riêng hiện được xem là nhiên liệu có thể thay thế cho nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu, và khí đốt), thậm chí rác thải nhựa hiện là mặt hàng xuất nhập khẩu.




Video  
 

Video

 



© Copyright 2020 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Địa chỉ: 118/3 Trần Phú - Phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ
Giấy phép số: 05/ GP-TTĐT, do Sở Thông tin và Truyền Thông thành phố Cần Thơ cấp ngày 23/5/2017
Trưởng Ban biên tập: Ông Vũ Minh Hải - Giám Đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học & Công nghệ TP. Cần Thơ
Ghi rõ nguồn www.trithuckhoahoc.vn khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này
-->